Lãnh đạo Việt Nam: kiêu ngạo, yếu kém dẫn đến hàng loạt sai lầm

August 20, 2021https://www.facebook.com/plugins/like.php?href=https://www.datviet.com/lanh-dao-viet-nam-kieu-ngao-ngu-dot-dan-den-hang-loat-sai-lam/&layout=button_count&show_faces=false&width=105&action=like&colorscheme=light&height=21 Share

Không cần làm gì nhiều, chỉ cần nhìn sang các nước đi trước làm gì thì cứ thế làm theo thì chính quyền cộng sản Việt Nam đã tránh được nhiều thiệt hại cho dân và cho nước. Năng lực thì giới hạn mà tính kiêu ngạo thì vô biên nên mọi cái hay của các nước đi trước đều bị phớt lờ và thay vào đó là những chính sách sai lầm. Sai lầm nối tiếp sai lầm là nguyên nhân chính gây ra thảm cảnh cho dân như ngày hôm nay. Các sai lầm có thể kể ra như sau:

Sai lầm thứ nhất, đó là xét nghiệm toàn dân. Với 100 triệu dân thì xét nghiệm toàn dân thế nào được? Nếu xét nghiệm ngàn người mới có một người dương tính thì lãng phí 999 lần xét nghiệm kia để làm gì? Chẳng làm gì cả, nó chỉ tiêu tốn nhân lực ngành y một cách vô ích. Xét nghiệm toàn dân là khối lượng công việc khổng lồ, hệ thống y tế không thể kham nổi nhưng sao lại không tiên liệu được? Người đông, nhân lực ít thì sẽ xảy ra cảnh chen chúc tranh nhau được xét nghiệm, tranh nhau giật mẫu giấy để được xét nghiệm và từ đó covid phát tán ra cộng đồng mạnh hơn nữa. Đảng cộng sản đã tiêu tốn nhân lực ngành y chỉ để virus lây lan chứ không thể chống dịch kiểu này được.

Sai lầm thứ nhì, đó là kiểm tra toàn dân. Đủ kiểu giấy thông hành được phịa ra và phịa thêm cái gọi là “kiểm tra di biến động dân cư” đã tạo ra môi trường lây lan tốt. Nếu không kẹt xe, những người đi đường không thể nào gần hơn 2m nên không việc gì phải chặn họ lại. Chỉ cần cấm hoạt động những nơi nào có nguy cơ dồn cục dân chúng, buộc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tại các nơi công cộng là đủ. Với lại mùa dịch, mật độ giao thông cũng thưa hơn ngày thường rất nhiều, nên nếu không chặn họ thì sẽ không có hiện tượng dồn cục dân một chỗ. Như vậy với việc kiểm tra toàn dân nên mới nảy sinh hiện tượng dân bị dồn cục và dịch bệnh phát tán ngoài cộng đồng theo cách này. Với chính sách này, ĐCS đã tiêu tốn nhân lực ngành công an chỉ để giúp virus lây lan chứ không thể ngăn dịch được.

Sai lầm thứ ba, mô hình “ba tại chỗ” (ăn, ở và sản xuất tại chỗ). Mô hình ba tại chỗ hay mô hình “bốn tại chỗ” đã tạo nên hiện tượng dồn cục công nhân một chỗ. Hàng loạt xí nghiệp bùng thành ổ dịch phải đóng cửa, nếu không bùng thành ổ dịch thì doanh nghiệp cũng kham không nổi chi phí “ba tại chỗ” mà ngưng sản xuất. Kết quả là hàng loạt chuỗi cung ứng bị đứt gãy, kể cả chuỗi cung ứng hàng thiết yếu. Doanh nghiệp đổ ngã, vận chuyển hàng hóa bị ngăn cấm bởi hàng rào thủ tục chằng chịt, kết quả là dân đói. Mà “đói thì đầu gối phải bò” để kiếm miếng ăn, và đó là lý do dân ra đường bất tuân giãn cách và từ đó sinh ra nguy cơ lây lan dịch bệnh ngoài cộng đồng.

Sai lầm thứ tư, là bỏ đói toàn dân. Nói là sai lầm là nói nhẹ, chứ thực chất đây là sự khốn nạn, sự vô trách nhiệm. Ngày 15 Tháng Tám, trong một buổi họp trong phòng máy lạnh, ông Bộ trưởng Lao Động-Thương Binh-Xã Hội (LĐ-TB & XÃ HỘI) Đào Ngọc Dung đọc báo cáo trên giấy rằng “Hàng chục triệu người dân đã được hỗ trợ”. Còn thực tế thì sao? Dân sợ chết đói phải tháo chạy tán loạn. Họ đi xe máy, đi xe đạp hàng ngàn cây số để tìm kiếm miếng ăn quê nhà bằng rau dại, cá đồng để sống chứ nếu ở lại vùng dịch thì chết đói sao? Đấy là bằng chứng rõ ràng cho thấy nhà nước đã bỏ đói toàn dân chứ không phải hỗ trợ “hàng chục triệu dân” như ông Đào Ngọc Dung đã nói.

Vậy câu hỏi đặt ra là, những sự hỗ trợ trên báo là từ đâu mà có? Đó là những trò phát tiền cứu trợ hạn chế, mục đích là chính quyền tạo hình ảnh quảng bá cho chính sách của đảng. Những người nào không được lên báo thì đói, thế thôi. Chặt đứt chuỗi cung ứng, kết hợp bỏ đói toàn dân thì dân không loạn lên mới lạ? Mà loạn lên thì họ chạy khắp nơi kiếm miếng ăn một cách bất chấp và từ đó bệnh dịch lại có cơ hội lớn phát tán ngoài cộng đồng.

Sai lầm thứ năm, giành lấy vaccine xịn đẩy vaccine đểu cho dân. Đây thật sự là sự khốn nạn tột cùng. Quan chức ưu tiên cho mình và cho con cháu chích Pfizer, doanh nghiệp thân hữu nhập về vaccine Tàu chích cho dân còn nhân viên công ty chích vaccine Tây, doanh nghiệp thân hữu mượn vaccine xịn của chính quyền, chính những hình ảnh đã nói lên rằng, vaccine Tây vừa xịn vừa thiếu nên dân chen chúc chích ngừa vaccine Tây. Nếu các ông chích Sinopharm và Sinovac và để Pfizer, Moderna và AstraZeneca cho dân thì lấy gì dân có tâm lý tranh giành? Đã gian, đã ích kỷ thì không giấu được dân đâu.

Nếu không xét nghiệm toàn dân, nếu không kiểm tra toàn dân, nếu không bỏ đói toàn dân, nếu các ông chích vaccine Tàu và nhường vaccine xịn cho dân thì đâu có xảy ra thảm cảnh mất kiểm soát như hôm nay? Xét nghiệm toàn dân và kiểm soát toàn dân là do ngu dốt, bỏ đói toàn dân và giành vaccine xịn của dân là khốn nạn. Ngu dốt, cộng khốn nạn, cộng kiêu ngạo đã đẩy tình hình xã hội Việt Nam ngày một trở nên hỗn loạn như bây giờ. Ấy vậy mà không nhìn ra còn mang “tư tưởng Hồ Chí Minh” ra chống dịch nữa chứ?! Vừa kiêu ngạo vừa dốt nát đến tột cùng. Đã vậy, ông Phạm Minh Chính còn đang muốn đổ lỗi cho dân. Nói thật cái khốn nạn của cộng sản các ông thực sự là không có giới hạn.

Theo SGN

Đem $40.000 về nước, người đàn ông bị tịch thu $35.000 và ph.ạt 1 tỉ đồng

Tích góp 4 năm nơi xứ người, người đàn ông Việt đem về nước 40.000 USD và bị hải quan cửa khẩu Mộc Bài tạm giữ. Người này bị tịch thu 35.000 USD, đồng thời bị ph ạt 1 tỉ đồng.August 20, 2021https://www.facebook.com/plugins/like.php?href=https://www.datviet.com/dem-40-000-ve-nuoc-nguoi-dan-ong-bi-tich-thu-35-000-va-ph-at-1-ti-dong/&layout=button_count&show_faces=false&width=105&action=like&colorscheme=light&height=21 Share

Vừa qua, TAND huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh mở phiên tòa xét xử bị cáo Võ Đình Hảo (42 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP HCM) về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Theo cáo trạng, khoảng 11 giờ 50 phút ngày 28.1.2019, tại luồng nhập cảnh Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (ấp Thuận Tây, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu), cán bộ Chi cục Hải quan khi đang làm nhiệm vụ, phát hiện Võ Đình Hảo mang trên người 1 túi xách da bò nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam. Biểu hiện của Hảo có dấu hiệu đáng nghi.

Kiểm tra hành lý của Hảo, Hải quan cửa khẩu phát hiện bên trong túi xách có số tiền 40.000 USD (tương đương 925,8 triệu đồng), nên lập biên bản giữ người vi phạm, thu giữ vật chứng và chuyển Công an huyện Bến Cầu xử lý theo quy định.

Qua điều tra, Hảo khai nhận làm việc tại thành phố PhnomPenh, Campuchia từ năm 2015, và số tiền trên kiếm được trong thời gian này. Khi hết thời gian công tác mang tiền về để sử dụng thì bị bắt

Hành vi ph ạm t ội của Hảo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về tiền tệ. Hội đồng xét xử tuyên tịch thu số tiền 35.000 USD, trả lại 5.000 USD do có visa, đồng thời xử ph ạt bị cáo Võ Đình Hảo 1 tỉ đồng sung công quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trước đó, dư luận đã từng xôn xao về vụ việc bị ph ạt 90 triệu vì đổi 100 USD trong tiệm vàng.

Cụ thể, sau khi mang 100 USD đến tiệm vàng để đổi tiền Việt, anh thợ điện tại Cần Thơ bị lực lượng chức năng lập biên bản, tạm giữ và ra quyết định xử ph ạt 90 triệu đồng. Tiệm vàng anh Rê đem tiền tới đổi cũng bị xử ph ạt hành chính với tổng số tiền 295 triệu đồng. UBND TP Cần Thơ xử phạt hành chính đối với cơ sở này số tiền 80 triệu đồng với hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ.

Cơ sở này cũng bị ph ạt bổ sung là tịch thu 100 USD, 20 viên kim cương và 19.910 viên đá hột nhân tạo có giá trị gần 550 triệu đồng.

TH

Cơ sở y tế ở Sài Gòn đùn đẩy cấp cứu, con bất lực nhìn cha tử vong

August 20, 2021https://www.facebook.com/plugins/like.php?href=https://www.datviet.com/co-so-y-te-o-sai-gon-dun-day-cap-cuu-con-bat-luc-nhin-cha-tu-vong/&layout=button_count&show_faces=false&width=105&action=like&colorscheme=light&height=21 Share

Con trai phát giác cha bị đột quỵ liền gọi nhiều cơ sở y tế nhờ cấp cứu nhưng bị “đá qua, đá lại” không được đưa đi, để rồi bất lực nhìn cha mình tử vong.

Phản ảnh với báo Tuổi Trẻ, anh PMH cho biết khoảng 6 giờ 40 phút sáng 19 Tháng Tám, anh phát hiện cha nuôi là ông NVH (61 tuổi, phường 16, quận Gò Vấp, Sài Gòn) có biểu hiện khó thở rồi ngã quỵ. Anh H. lập tức gọi điện thoại cho Trung Tâm Cấp Cứu 115 để nhờ hỗ trợ. Qua điện thoại, anh được họ chỉ dẫn gọi đến “đường dây nóng” của y tế quận Gò Vấp.

Từ “đường dây nóng” này, anh H. tiếp tục được hướng dẫn gọi đến trạm Y Tế phường 16, quận Gò Vấp, theo số điện thoại của Bác Sĩ Giang. Tuy nhiên, khi liên hệ thì Bác Sĩ Giang cho biết “y tế phường báo chỉ cấp cứu các ca COVID-19 chứ không cấp cứu đột quỵ.”

Anh H. lại gọi cho y tế quận Gò Vấp, thì được yêu cầu “chờ xử lý” và cho thêm số điện thoại của Bác Sĩ Thương, trưởng trạm Y Tế phường 16. Sau gần 5 phút chờ nhưng không thấy ai đến cấp cứu, anh H. tiếp tục gọi lại Trung Tâm Cấp Cứu 115 thì được thông báo “sẽ tiếp nhận.”

Sau gần 20 phút, Trung Tâm Cấp Cứu 115 gọi lại hỏi tình hình rồi hướng dẫn người nhà tìm cách đưa ông NVH đi bệnh viện, chứ không trực tiếp cấp cứu.

“Họ chỉ tôi rờ xem tim bố còn đập không, nhưng lúc đó bố tôi ngừng thở rồi. Họ bảo tôi tìm cách tự đưa tới bệnh viện Quân Y 175 cấp cứu, chứ chẳng còn cách nào nữa,” anh H. bất bình kể với báo Tuổi Trẻ.

Nghĩ “còn nước, còn tát” khoảng 7 giờ 30 phút sáng, người nhà đưa ông NVH đến bệnh viện Quân Y 175. Tuy nhiên, tại đây bác sĩ nhận định ông NVH đã ngưng tim trước khi vào viện.

Đến 7 giờ 45 phút sáng, có một đội gồm bốn người của trạm Y Tế phường 16 xuống nhà, nhưng lúc này ông NVH đã được đưa đến bệnh viện.

Giải thích với báo Tuổi Trẻ, Bác Sĩ Nguyễn Thị Thương, trưởng trạm Y Tế phường 16, xác nhận “có nhận được một trường hợp cấp cứu từ người nhà ông NVH.”

Theo bà Thương, khi nhận được điện thoại “đã nhanh chóng cho nhân viên mặc đồ bảo hộ xuống kiểm tra và hướng dẫn gọi điện ngay cho Trung Tâm Cấp Cứu 115 để bệnh nhân được chuyển đi nhanh nhất có thể.”

Bác Sĩ Thương cũng xác nhận, trạm Y Tế phường có Bác Sĩ Giang làm trong tổ COVID-19 cộng đồng, nhưng từ sáng cùng ngày, bác sĩ này đã được điều đến khu cách ly của quận Gò Vấp để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

“Có thể Trung Tâm Y Tế quận Gò Vấp chưa cập nhật lại danh sách, nên mới đưa số điện thoại của Bác Sĩ Giang cho người dân,” bà Thương cho biết.

Giải thích với báo Tuổi Trẻ, Bác Sĩ Giang cho rằng thời điểm đó ông đang ở khu cách ly nên không cầm điện thoại bấm chuyển cho trạm y tế ngay lúc đó được.

“Tôi không nói trạm y tế phường không cấp cứu trường hợp không mắc COVID-19. Thường ngày, người dân có bệnh gì tôi đều xuống cấp cứu,” Bác Sĩ Giang nói.

Trong khi đó, đại diện Trung Tâm Cấp Cứu 115 cho biết qua kiểm tra hệ thống cho thấy có nhận cuộc gọi báo một bệnh nhân đột quỵ cần cấp cứu, sau đó Tổ Cấp Cứu có hướng dẫn cho người nhà gọi Tổ Phản Ứng Nhanh của địa phương đến trước. Tuy nhiên, sau đó người nhà không gọi được. Một lát sau, họ gọi lại thì trung tâm tiếp nhận.

“Hệ thống mới ghi nhận được đến đây, trung tâm đang thu thập tất cả những người có liên quan về vụ việc, sau khi thu thập được chúng tôi sẽ gửi lại thông tin,” vị đại diện này nói.

Trung Tâm Cấp Cứu 115 ở Sài Gòn hiện quá sức chứa vì bệnh nhân COVID-19 tăng mạnh. (Hình: Tiến Lực/Thông Tấn Xã Việt Nam)

Đại diện Ủy Ban Nhân Dân phường 16, quận Gò Vấp, cho biết “đang yêu cầu trạm y tế phường giải trình sự việc trên.”

Trước đó, trong các ngày 15 và 18 Tháng Tám, nhiều cơ sở y tế của tỉnh Bình Dương đã từ chối tiếp nhận cấp cứu, khiến hai bệnh nhân “chết oan.”

Bài Khác