Thái Hóa Lộc: Saigon 1975 và Kabul 2021

Sau 46 năm người Việt tỵ nạn bàng hoàng khi nhìn thấy cảnh hỗn loạn người dân Afghanistan chen lấn, bồng bế nhau tìm đường trốn chạy khi quân khủng bố Taliban tiến vào thủ đô Kabul. Hình ảnh này làm chúng ta liên tưởng đến hoàn cảnh bi đát hãi hùng của những người quốc gia miền Nam năm 1975, ngày Cộng quân tiến chiếm thủ đô Saigon, Việt Nam Cộng Hòa.

Watch | Saigon then, Kabul now: Afghanistan airport evacuation compared with fall of Saigon in Vietnam War

Chúng ta thử kiểm điểm lại những sai lầm quan trọng nhất của Mỹ tại Afghanistan,  mà cũng chính là những sai lầm lớn nhất của Mỹ đã phạm phải ở Việt Nam. Lịch sử lại tái diễn một cách thật đồng điệu. Mỹ tháo chạy khỏi Afghanistan vì những yếu tố không khác gì những nguyên nhân đã đưa Mỹ đến tháo chạy khỏi Việt Nam. Chuyện dĩ nhiên là những sai lầm giống nhau tất nhiên sẽ đưa đến những hậu quả không thể khác nhau. Cái quái lạ là cả ngàn nhà lãnh đạo chính trị, quân sự tài ba nhất của Mỹ vẫn không học được bài học nào từ cuộc chiến tại VN. Taliban hay Viêt Cộng cũng chỉ là lực lượng du kích mà Mỹ,  trên nguyên tắc, có thể tiêu diệt trong thời một gian ngắn, nhưng cuối cùng chúng lại là … bên thắng cuộc!

Taliban đánh cá trên tính kiên nhẫn của Mỹ, không khác gì như Việt Cộng trước đây. Họ không có một ly hy vọng đánh đuổi hay hạ được quân lực Mỹ, nhưng họ cũng hiểu rất rõ, Mỹ — Pháp hay NATO cũng vậy– là dân nhà giàu, lo hưởng thụ, ăn ngon mặc đẹp.  Thời TT Johnson thì là lính bị bắt quân dịch miễn cưỡng, thời Nixon tới giờ là lính tình nguyện, phần lớn đi lính là lấy tín chỉ để học đại học sau khi giải ngũ, chứ không phải để chết trong trận mạc.

Tổng tư lệnh quân đội là Tổng Thống, thì cứ 4 năm hay cùng lắm 8 năm là thay đổi, không có kiên nhẫn đánh nhau lâu dài được; đánh mãi rồi cũng thấy chết nhiều quá, không sợ chết thì cũng chán nản phải rút lui. Chỉ có đám du kích khố rách áo ôm, bị tẩy não kỹ như Việt Cộng hay Taliban,  mới có thể nghiến răng nghiến lợi chịu trận trong cả vài thập niên mà thôi.

Cuộc chiến tại VN kéo dài 30 năm, từ 1945 tới 1975, nhưng Mỹ chỉ thật sự dính dáng từ 1965, tức là chỉ trong 10 năm là họ chính thức tham chiến. Còn Cuộc chiến tại Afghanistan kéo dài tới 20 năm, Mỹ chịu đựng lâu hơn tới 10 năm cũng thật sự là quá chịu đựng.

Trước hết, phải khẳng định cho rõ là cuộc rút quân Afghanistan năm 2021 không khác gì ở Việt Nam năm 1975, không phải là Taliban chiến thắng, cũng như không phải Việt Cộng đã chiến thắng, mà phải nói là chính Mỹ tự đánh vào chính mình cho mình thua. Để rồi cuối cùng tháo chạy, bỏ lại khoảng trống chính trị và quân sự cho Việt Cộng hay Taliban nhẹ tay và nhanh chóng vào trám chỗ mà chẳng tốn bao nhiêu đạn.

Miền Nam mất trong 55 ngày. Afghanistan mất trong 3 tuần. Tin tức theo chân từng giờ, từng tỉnh của Afghanistan như Uruzgan, Zabul, Helmand rồi Kandahar, Herat… lần lượt rơi vào tay Taliban cũng như năm 1975 tại Việt Nam: mất Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang… rồi Xuân Lộc Long Khánh, cận biên thủ đô Saigon lần lượt rơi vào tay cộng sản Bắc Việt.

Chaotic escape from Afghanistan: how was the operation for two Argentines to leave Kabul - The Saxon

Có khác biệt là hình ảnh trên truyền hình chúng ta theo dõi, chúng ta không thấy cảnh người dân Afghnistan di tản theo binh sĩ hay rời bỏ nơi cư trú chạy trên những quốc lộ để lánh nạn. Thủ đô Kabul, ngoài phi trường, không có nhiều nơi dân chúng hoảng loạn tìm đường ra đi, vì khác với Sài Gòn còn có tàu của hải quân và thuyền bè có thể ra biển. Phát biểu của giới làm chính sách, cũng như những nhà bình luận về tình hình Afghanistan trong những ngày qua cũng có nhiều so sánh với tình hình Việt Nam Cộng Hòa, bắt đầu các tháng 2 năm 1975.

Tác phẩm “Decent Interval” của Frank Snepp ghi nhận các phân tích tình báo của Hoa Kỳ cho biết Nam Việt Nam có thể cầm chân được các cuộc tấn công của cộng sản cho đến năm 1976, ba năm sau khi Hoa Kỳ rút hết quân theo tinh thần Hiệp định Ba Lê 1973. –  “55 Days: the Fall of South Vietnam” của Alan Dawson ghi lại những trận chiến, những quyết định của Washington, Sài Gòn và Hà Nội từ khi quân cộng sản mở cuộc tấn công Ban Mê Thuột, trên vùng Tây nguyên, vào đầu tháng Ba rồi từ đó như vết dầu loang tràn xuống đồng bằng, chiếm Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Xuân Lộc trước khi tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Chính quyền Sài Gòn sụp đổ cả năm trước thời gian tiên liệu của giới chức Hoa Kỳ. Còn chính quyền Kabul tan rã ngay cả khi binh lính Mỹ còn đang có mặt ở Kabul và một số căn cứ chiến lược để bảo đảm an ninh cho việc rút hết quân vào cuối tháng này. Còn hai tuần nữa mới đến ngày 31/8, nhưng quân Taliban đã vào chiếm Kabul. Afghanistan là nơi Hoa Kỳ đã can dự quân sự trong 20 năm, cũng huấn luyện và trang bị cho quân đội và lực lượng an ninh của quốc gia này mà chính quyền Kabul sụp đổ còn nhanh hơn Sài Gòn nhiều.

Gần một triệu lính Việt Nam Cộng hoà không chống lại được hai trăm nghìn bộ đội cộng sản năm 1975 vì súng đạn nguồn tiếp tế cạn dần, ngược lại Bắc Việt lại được Cộng Sản Quốc Tế cung cấp dồi dào. Ngược lại trên 300 nghìn quân chính phủ Afghanistan vẫn được Mỹ và NATO yểm trợ nhưng lại không ngăn chặn được sức tiến của 70 ngàn quân Taliban hiện nay.

Biden-Ghani meeting: Afghan president makes last-ditch effort to stop Taliban gains | Asia | An in-depth look at news from across the continent | DW | 24.06.2021

Tổng thống Joe Biden mới đây đã từng đánh giá thấp khả năng quân sự của Taliban, so với bộ đội cộng sản Bắc Việt, khi được hỏi về tương lai Afghanistan một khi Hoa Kỳ hoàn toàn rút lui. Ông tin là quân đội chính phủ Kabul có thể bảo vệ được quốc gia. Điều mà mọi người chỉ trích đang đổ dồn về ông, sau bài phát biểu ngày 16 tháng 8 thiếu trách nhiệm về quyết định rút quân nhanh chóng không có kế hoạch của ông. Hơn nữa ông còn cho rằng trách nhiệm này thuộc về người tiền nhiệm và ông chỉ tiếp tục thực hiện hoàn tất. Thật sự điều này cho thấy sự mâu thuẫn của TT Joe Biden trong khi đã đảo ngược hơn 40 sắc lệnh Hành Pháp của cựu TT Donald Trump trước đây!

Nhận định của một số giới chức quân sự và chính trị cho đó là thất bại về tình báo từ phía Hoa Kỳ đã đánh giá sai về bộ đội cộng sản Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam, nay lại quá sai về quân Taliban ở Afghanistan khiến Mỹ phải vội vàng di tản.

Hình ảnh máy bay trực thăng di tản người Mỹ và những người đã hợp tác với Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn cuối tháng Tư 1975 và ngày 15/8 vừa qua ra khỏi Kabul sẽ còn in dấu trong tâm thức người Mỹ và dư luận thế giới trong nhiều năm. Chiến tranh ở Việt Nam là thất bại quân sự đầu tiên của Hoa Kỳ, để rổi sau đó khi lãnh đạo Mỹ có những quyết định can thiệp quân sự vào một nơi nào đó trên thế giới, từ Grenada, Nicaragua, El Savador cho đến Kuwait, Kosovo v.v… các tổng thống Mỹ thường được nhắc nhở về “Vietnam Syndrome” – Hội chứng Việt Nam.

https://youtube.com/watch?v=rKLhbILMAjA%3Fversion%3D3%26rel%3D1%26showsearch%3D0%26showinfo%3D1%26iv_load_policy%3D1%26fs%3D1%26hl%3Den-US%26autohide%3D2%26start%3D170%26wmode%3Dtransparent

Xin mời quý độc giả xem một “youtube” tin tức tiếng Việt của đài NTD

Năm 1992, sau khi Hoa Kỳ đem quân đánh đuổi Iraq ra khỏi Kuwait, Tổng thống George W. H. Bush (cha) đã tuyên bố từ nay nước Mỹ không còn ám ảnh bởi “Vietnam Syndrome” nữa. Có nhiều nhận định về cuộc di tản ra khỏi Kabul giống Sài Gòn 1975, nhưng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chương trình “This Week” của truyền hình ABC sáng Chủ Nhật 15/8 đã không đồng ý về so sánh đó.

Ông Blinken cho là sự can dự quân sự vào Afghanistan đã thành công trong mục tiêu chính vì khi Hoa Kỳ đem quân vào sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ là với mục đích giết Osama bin-Ladin và tiêu diệt Al-Qaeda.

Cuộc chiến tranh tại Việt Nam, khi Hoa Kỳ quyết định can dự quân sự vì muốn be bờ, ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á. Sau khi bắt tay được với Trung Cộng, Hoa Kỳ quyết định rút lui ra khỏi Việt Nam năm 1973, để rồi chính quyền Sài Gòn Sụp đổ hai năm sau đó. Nhưng đến nay Hoa Kỳ vẫn còn đang phải đối đầu với Trung Cộng trên nhiều mặt. Với sự trở lại của Taliban, trong tương lai,  Hoa Kỳ rồi sẽ lại phải đối phó với các nhóm khủng bố chống Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới và ngay cả trong nội địa. “Hội chứng Việt Nam” ngày nay đã được thay bằng “Hội chứng Afghanistan”.

Người Việt từ miền Nam nhìn tình cảnh Afghanistan và người dân Afghanistan bây giờ với cái nhìn ngậm ngùi thấu hiểu và nhớ lại những ngày cuối cùng của cuộc chiến VN 46 năm trước…

Nhận định cuối cùng vẫn là sự an bài số phận của những quốc gia nhược tiểu luôn luôn là những con chốt thí trên bàn cờ chính trị của các nước lớn. Hoa Kỳ bao giờ cũng chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ, và với Mỹ không có đồng minh mãi mãi cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn.

Số phận của người dân Afghanistan không biết có tệ hại hơn người dân miền Nam VN sau ngày 30.4.1975 theo nhiều nghĩa hay không? Nhưng cả hai dân tộc chắc chắn sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn nếu không phải chịu thảm họa Taliban hay cộng sản. Do đó, mỗi dân tộc phải tự chiến đấu cho tương lai, cho số phận của chính mình. Không ai khác có thể làm thay điều đó. Liệu bài học này có được dân tộc Việt Nam và các nước nhược tiểu khác ghi nhớ? Oán trách Hoa Kỳ hay chê bai chính quyền Joe Biden như người cô đơn trên sa mạc tìm nước uống trước khi kiệt sức gục ngã!

Thái Hóa Lộc

19/8/2021

Bài Khác