VIỆT NAM VÀ COVID VŨ HÁN

Đau lòng quá Sài Gòn ơi!

“Cầm tấm vé trên tay
Em bay đến nơi xa
Sài Gòn đau lòng quá
Toàn kỷ niệm chúng ta…”

Vâng, đó là lời bài hát của nhạc phẩm “Sài Gòn đau lòng quá”. Nhưng hiện tại, Sài Gòn không còn đau lòng bởi tình yêu đương nam nữ, không còn là những cuộc chia tay đẫm nước mắt, không còn là những cãi vả, hờn ghen, những kỉ niệm của các cặp đôi. Sài Gòn bây giờ đau lòng lắm, tan thương lắm và không chỉ những ai xa cách trong tình yêu mới trốn chạy khỏi Sài Gòn mà hàng vạn người đã đang tìm cách vội vã tháo chạy khỏi mảnh đất này, mảnh đất mà trước đó lắm con người tự hào, yêu thương nguyện sống chết gắn bó cùng nó.

Những ngày Tháng Bảy này, người xa quê không khỏi đau đớn khi nhìn về thảm cảnh dịch giã ở quê nhà. Sài Gòn, Sài Gòn thân yêu đã thực sự “vỡ trận.”

Những hình ảnh tưởng không bao giờ thấy trên báo chí nhưng nay lại hiển hiện: Hàng ngàn người gồng gánh trên xe gắn máy, xe đạp tìm cách rời khỏi thành phố – nơi từng là đất lành dung dưỡng họ; những hàng xe cứu thương dài dằng dặc chở tử thi từ các bệnh viện, khu cách ly đến trung tâm hỏa thiêu ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa; những gương mặt thất thần trên đôi bàn tay chìa ra nhận hộp cơm cứu trợ sau nhiều ngày đói lả… Nhiều hình ảnh nhìn mà mắt cứ nhòa đi.

Không có từ ngữ nào có thể mô tả được nỗi đau thương, tuyệt vọng và phẫn uất của người Sài Gòn những ngày này trong vòng vây của giới nghiêm, phong tỏa, cách ly giữa lúc dịch bệnh và bạo quyền.

Một tháng trước, ngày 29 Tháng Sáu, trên trang báo này, chúng tôi đã có bài “Việt Nam chống dịch COVID-19: Tham lam và độc ác!” vạch trần những thủ đoạn tàn bạo của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với nhận định: “một chính quyền vừa bất tài vừa tham lam và ngu dốt trong cuộc chống dịch, mà những chính sách tàn bạo của họ đang đẩy cả đất nước vào thảm trạng khó cứu vãn nổi.”

Bây giờ thì thảm trạng đó đang hiển hiện, ngày càng bức bối và thê thảm. Theo truyền thông trong nước, Sài Gòn, tính đến sáng 30 Tháng Bảy đã có 85,288 trường hợp nhiễm COVID-19, có 1,057 bệnh nhân tử vong vì COVID-19. Đây mới chỉ là con số thống kê của nhà cầm quyền, con số thực tế có thể cao hơn vài lần; và từ con số đó ta có thể hình dung ra nỗi tang thương của nhiều gia đình ở thành phố hiện nay.

Trong một tháng qua, đã có nhiều tiếng nói của các y bác sĩ, trí thức trong nước yêu cầu nhà cầm quyền thay đổi biện pháp chống dịch, nhưng những tiếng nói đó hầu như rơi vào những cái lỗ tai điếc. Ông Đỗ Duy Ngọc, một nhà báo tự do, viết: “Nhà nước nên tìm ra giải pháp tốt hơn là ra lệnh cấm đoán và giới nghiêm. Càng siết mạnh càng gây hoang mang và âu lo. Bữa cơm càng lúc càng vơi dần đi vì không còn phương sinh kế, ức chế vì bị tù túng và bế tắc vì không kiếm ra tiền mua rau gạo. Những thứ ấy khiến cho người dân dễ sinh ra bất mãn và có những hành vi thiếu kiểm soát.” Nhưng có nhà nước nào nghe!

Cho đến nay nhà cầm quyền vẫn chỉ chống dịch bằng biện pháp đàn áp: cách ly, phong tỏa, cấm đoán và giới nghiêm. Chuyện đó không lạ vì bản chất của chính quyền Việt Nam là công an trị. Ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, và ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy, chẳng phải đều là tướng công an chuyển nghề đó sao. Với những kẻ cầm quyền như vậy, biện pháp ưu tiên hàng đầu là “chuyên chính,” là giới nghiêm và trấn áp nặng tay để không ai còn dám ra đường tụ tập biểu tình đòi quyền sống, quyền tự do – như chuyện vừa xảy ra ở nước Cuba Cộng Sản “đồng chí canh giữ hòa bình” của họ hôm Chủ Nhật, 11 Tháng Bảy.

Dù họ luôn miệng gào thét “chống dịch như chống giặc” nhưng thực tế cho thấy họ không sợ dịch mà chỉ sợ người dân vùng dậy lật đổ cái guồng máy kìm kẹp tàn bạo. Người dân vốn đã khốn khổ vì dịch bệnh, vì sinh kế đình đốn, lại phải đối đầu thường trực với những biện pháp hà khắc của nhà cầm quyền nên càng thêm bế tắc, đã đến mức không chịu đựng nổi. “Cùng tắc biến” là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhà cầm quyền Cộng Sản một mặt ra sức trấn áp bằng các chỉ thị gia tăng phong tỏa và cưỡng bức, mặt khác gia tăng bóc lột. Chưa bao giờ công an, dân phòng lúc nhúc ở các trạm gác mọc lên đầy dẫy để phong tỏa các khu dân cư lại nhiệt tình “phạt vạ” như hiện nay: Ra đường không có lý do chính đáng – phạt 2 triệu đồng ($87); đi giao hàng ngoài địa bàn quận cư trú – phạt 2 triệu đồng; đi mua hàng hóa “không thiết yếu” – phạt 2 triệu đồng… Người dân như chim trong lồng, cá trên thớt, lúc nào cũng phập phồng lo sợ bị nhiễm virus và bị những khoản phạt vạ quái gở mà nhà cầm quyền sẵn sàng trút lên đầu họ.

Để hình dung được người dân đã bị bóc lột đến mức nào chỉ cần biết trong bảy tháng đầu năm nay, nhà cầm quyền đã thu vào ngân sách 819.4 ngàn tỷ đồng ($36 tỷ), bằng 61% dự toán cả năm; trong đó thu từ các nguồn nội địa đạt 661.9 ngàn tỷ đồng ($28.5 tỷ), bằng 58.4% dự toán cả năm; bội thu gần 62,000 tỷ đồng ($2.7 tỷ).

Bảy tháng qua là thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành, cao điểm là từ đầu Tháng Năm đến nay; hàng chục ngàn công ty, doanh nghiệp phải đóng cửa; hàng triệu người lao động bị mất việc; ngay cả các công ty nước ngoài lớn như Samsung, Intel cũng phải tạm ngừng sản xuất vì không thể thực hiện “ba cùng” (công nhân phải ở lại nhà máy, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) theo yêu cầu của nhà cầm quyền. Vậy thì lấy đâu ra số “bội thu” khổng lồ, câu hỏi không quá khó trả lời. Đã không xuất ngân khố ra hỗ trợ người dân lúc thiên tai địch họa mà còn ra sức vơ vét, vắt kiệt sức dân thì họa may chỉ có chính thể cộng sản độc tài đảng trị mới làm được!

Mới đây, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch thành phố, quyết định thành lập “Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế” với tám thành viên do Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh, trường Chính Sách Công và Quản Lý Fulbright, Đại Học Fulbright Việt Nam, làm tổ trưởng. Danh nghĩa là tư vấn chính sách phòng chống dịch nhưng trong tám ông cố vấn chỉ có một ông là bác sĩ từ trường Đại Học Y Dược có thể có hiểu biết về chống dịch, ba ông giảng viên trường Fulbright chuyên về quản trị kinh tế, hai ông chuyên về nhu liệu điện toán (software) từ “khu công nghệ phần mềm” và hai ông từ trường luật. Nhìn vào thành phần cố vấn đủ thấy tổ tư vấn này không nhằm giúp chống dịch mà tìm cách phục hồi kinh tế – một chuyện nói cho vui thì được mà làm thì không khi đại dịch vẫn hoành hành, người dân chưa được chích ngừa đầy đủ để các cơ sở kinh doanh có thể yên tâm mở cửa hoạt động. Xem ra nhà cầm quyền vẫn không coi trọng việc chống dịch và bảo vệ sức khỏe, sinh mạng người dân, không thấu hiểu nỗi thống khổ mà người dân đang chịu đựng.

Nhà báo Phan Thị Châu, cựu phóng viên báo Phụ Nữ TP.HCM, chủ nhân chuỗi quán cơm từ thiện Nụ Cười ở Sài Gòn, viết: “Tôi đưa những tấm hình và clip mà nhân viên trong quán quay được để các ông, các bà ở trên cao xem đi. Xem, nếu không thấy lòng mình chùng lại, thương dân đói nghèo, để sửa đổi những quy định chưa hợp lý trong giai đoạn chống dịch lúc này đây thì quả… hết thuốc chữa!”

Quả thật là đã hết thuốc chữa; không phải chữa COVID-19 vì đã có vaccine viện trợ từ Mỹ, Nhật, Úc mà chữa cái bệnh vô tri vô cảm, cái bệnh tham lam và độc ác của chính quyền Cộng Sản ở Việt Nam.

Mắt Bão

Sài Gòn – tang thương trong tuyệt vọng

Dù là người lạc quan, không chấp nhận chữ “toang” và “bùng” ở Sài Gòn, nhưng đến hôm nay, phải chấp nhận một sự thật là Sài Gòn tang thương như chưa bao giờ thấy. Kể cả trong thời chiến tranh và trong thời điểm đói nghèo sau 1975… Đã qua thời gian dài giãn cách rồi giới nghiêm, từ Chỉ thị 15, rồi 16 rồi phong toả, con số người nhiễm bệnh và tử vong ở Sài Gòn vẫn không ngừng tăng. Rất nhiều khu vực bị cách ly dài ngày, rất nhiều biện pháp, chỉ thị được đưa ra, nhưng bất lực. Không biết bao nhiêu clip, bao nhiêu tin nhắn, bao nhiêu hình ảnh đã cho thấy một Sài Gòn với nhiều bi kịch.July 30, 2021https://www.facebook.com/plugins/like.php?href=https://www.datviet.com/sai-gon-tang-thuong-trong-tuyet-vong/&layout=button_count&show_faces=false&width=105&action=like&colorscheme=light&height=21 Share

Những thước phim kinh khủng trôi qua khắp ngõ ngách Sài Gòn

Cảnh nhếch nhác, thiếu phương tiện ở các khu cách ly, cảnh người chết đắp chiếu, người bệnh hấp hối trong phòng của bệnh viện chuyên điều trị người dính Covid-19 mà không có một ai chăm sóc, tiếng kêu vô vọng của người đàn ông trong căn phòng đầy những người chờ chết. Cảnh hàng đoàn xe chở xác người chờ vào lò thiêu ở Bình Hưng Hoà. Tiếng kêu tuyệt vọng của một cô gái bên xác mẹ vừa qua đời. Câu nhắn tin cuối cùng của một cô gái thiện nguyện trước lúc lìa đời..

Cảnh một thanh niên được để trên xe đẩy hàng đưa ra từ con hẻm nhỏ ở quận 4, anh ta yếu lắm rồi, không thở nổi, xe đón anh là một chiếc xe vận tải nhỏ chở hàng do y tế đưa xuống, không bình oxy, không có một thiết bị cấp cứu nào, anh được dìu lên xe và ngồi thở dốc. Nghe nói sau đó anh đã không qua nổi và đã tử vong. Cảnh ba chiếc quan tài được đưa ra từ con hẻm nhỏ lên xe đi thiêu giữa buổi chiều nặng hạt. Cảnh người mẹ kêu gào xin cứu con trong khu cách ly… và biết bao cảnh đau thương nữa không viết ra hết.

(ảnh: MXH)

Và cảnh những người sống lê lết bên vỉa hè nhận hộp cơm từ thiện, ánh mắt ai cũng buồn, nụ cười của ai cũng méo xệch. Những cảnh bi đát ấy không thể tìm thấy trên báo chí hàng ngày, cũng sẽ không thấy trên tivi. Nhưng đó là những cảnh đời thực đang xảy ra hàng giờ trong lòng thành phố này. Đêm ở Sài Gòn giờ lặng im một cách đáng sợ và đêm Sài Gòn trong nhiều căn nhà, ngõ hẻm, góc phố, trong các khu cách ly, trong các bệnh viện có những con người lần lượt lìa trần trong lặng lẽ, những cảnh đau thương đầm đìa nước mắt.

Chính quyền tiếp tục ngụp lặn trong lúng túng

Cơn đại dịch như một trận cuồng phong kéo dài, nhà nước loay hoay với những kịch bản đối phó nhưng hình như chưa tìm được một liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn chặn cơn dịch. Cứ cách ly, phong tỏa, giới nghiêm, giãn cách với các chỉ thị không còn giá trị với cuộc khủng hoảng. Đã đến lúc lựa chọn tập trung giảm tử vong, giảm người nhiễm bệnh. Chuyện tăng trưởng, phát triển phục hồi kinh tế cho chậm lại hoặc cũng có thể dừng lại khi không thể bắt cá hai tay trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng này, cứu người là chuyện khẩn cấp nhất.

Vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ký quyết định thành lập Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế với tám thành viên do TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam làm Tổ trưởng.

Tổ tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giải pháp, biện pháp cho Chủ tịch UBND TP.HCM để thực hiện tốt công tác chống dịch, phục hồi sản xuất, qua đó góp phần thực hiện “mục tiêu kép”. Đây là danh sách tổ tư vấn:

– TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam (Tổ trưởng)

– TS Trương Minh Huy Vũ, Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM (Tổ phó)

– PGS.TS Trần Hoàng Hải, giảng viên cao cấp, quyền Hiệu trưởng Đại học Luật TP.HCM

– PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

– TS Nguyễn Ngọc Nhã Nam, VNTI và Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM

– PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam

– Ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam

– PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược TP.HCM

Với ý kiến cá nhân, tôi nghĩ nên tách ra hai mục tiêu và hai tổ tư vấn khác nhau dù cả hai có thể tiến hành song song. Tổ chống dịch gồm bác sĩ, các nhà khoa học tư vấn cho ủy ban các biện pháp chống dịch hiệu quả, nhanh chóng và thiết thực nhất. Tổ tư vấn kinh tế gồm các chuyên gia kinh tế đưa ra những ý kiến để phát triển kinh tế sau cơn dịch. Ở đây, nhìn vào tổ tư vấn chống dịch với tám người mà chỉ có một bác sĩ, còn lại toàn chuyên gia quản lý, giáo sư kinh tế với tiến sĩ phần mềm. Thế thì tư vấn chống dịch cái gì khi nhiệm vụ trước mắt là chống dịch? Các nhà lãnh đạo vẫn băn khoăn và đặt nặng việc phát triển, phục hồi kinh tế hơn là việc chống dịch. Bởi vậy việc đối phó với đại dịch cứ chạy loanh quanh và lâm vào bế tắc.

Những vành khăn tang

Mới đây, khi làm việc với ông chủ tịch nước, chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tính đến nay TP.HCM đã trải qua 61 ngày giãn cách xã hội theo các cấp độ khác nhau. Đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường, chủ tịch UBND TP cho biết việc hạn chế ra đường từ sau 18h đến 6h sáng được thực hiện nghiêm. Tuy nhiên, từ 6h sáng đến trước 18h, nhiều người vẫn ra đường mà không có lý do cần thiết.

Ông Phong nhận định khi thực hiện Chỉ thị 10 trên cơ sở Chỉ thị 15, số ca nhiễm tăng 6,1 lần so với khi áp dụng Chỉ thị 19. Khi áp dụng Chỉ thị 16, số ca mắc tăng bình quân 7,7 lần/ngày so với áp dụng Chỉ thị 10. Khi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 thì số ca mắc bình quân tăng 1,5 lần so với khi áp dụng Chỉ thị 16. Như vậy, khi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thì tốc độ tăng ca mắc bình quân đã chậm lại, chỉ tăng 1,5 lần.

Thế nhưng, nếu xem con số thống kê người nhiễm bệnh và số tử vong thực tế, người ta sẽ có kết quả khác.

Ngày 18 Tháng Bảy có 4,693 ca

Ngày 19 Tháng Bảy có 3,074 ca

Ngày 20 Tháng Bảy có 3,322 ca

Ngày 21 Tháng Bảy có 3,556 ca

Ngày 22 Tháng Bảy có 4,218 ca

Ngày 24 Tháng Bảy có 5,396 ca

Ngày 25 Tháng Bảy có 4,555 ca

Ngày 26 Tháng Bảy có 5,997 ca

Ngày 27 Tháng Bảy có 6,318 ca

Ngày 28 Tháng Bảy có 4,449 ca

Ngày 29 Tháng Bảy có 4,592 ca

Qua những con số đó, chúng ta thấy chỉ qua 11 ngày từ 18 Tháng Bảy đến 29 Tháng Bảy, số người nhiễm bệnh không hề giảm dù thành phố đã dùng nhiều biện pháp để đối phó. Tính đến sáng 30 Tháng Bảy, trên địa bàn thành phố đã có 85,288 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, hiện các bệnh viện trên địa bàn thành phố đang điều trị cho 36,378 bệnh nhân dương tính, trong đó có 847 bệnh nhân nặng đang thở máy và 14 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 1,057 bệnh nhân tử vong sau khi mắc virus, một con số không nhỏ. Và từ con số đó ta hình dung ra nỗi tang thương của nhiều gia đình ở thành phố này trong cơn đại dịch.

Nhưng thật ra con số tử vong ở thành phố không chỉ là con số người chết vì virus mà mỗi ngày còn biết bao nhiêu bệnh nhân chết vì những bệnh tật khác nhưng không được thống kê. Vì cách ly, phong tỏa, giới nghiêm và hệ thống liên lạc với các bộ phận y tế, với bệnh viện tắc nghẽn không liên lạc được hoặc chuông reo không ai trả lời. Vì hạn chế lưu thông cùng các phương tiện giao thông công cộng không được phép hoạt động.

Rất nhiều người mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tai biến, ruột thừa, viêm gan cấp tính, viêm cầu thận, tai nạn… không thể đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời và họ đành lìa đời trong đau đớn và uất hận của thân nhân. Con số người chết này cũng liên quan gián tiếp từ Covid-19. Bệnh viện vắng hẳn người đến thăm khám, người bệnh mãn tính cũng không được tái khám, ngay cả người trong tình trạng cấp cứu khó khăn lắm mới đến được bệnh viện nhưng cũng không được quan tâm chữa trị như bình thường mà phải qua biết bao thủ tục và việc từ chối người bệnh là chuyện đã từng xảy ra.

Cách ly, phong tỏa kéo dài đã hai tháng, nhiều người, nhiều gia đình chẳng còn chi để sống qua ngày. Đã có hiện tượng lây nhiễm tập thể ở các khu dưỡng lão. Những trung tâm nuôi người già, trẻ em lâu nay sống nhờ lòng hảo tâm của bá tánh giờ đây lâm vào cảnh thiếu ăn. Đã đến lúc nhà nước nên tìm ra giải pháp tốt hơn là ra lệnh cấm đoán và giới nghiêm. Càng siết mạnh càng gây hoang mang và âu lo. Bữa cơm càng lúc càng vơi dần đi vì không còn phương sinh kế, ức chế vì bị tù túng và bế tắc vì không kiếm ra tiền mua rau gạo. Những thứ ấy khiến cho người dân dễ sinh ra bất mãn và có những hành vi thiếu kiểm soát.

Ngày mai ra sao?

Những đoàn người tìm cách bỏ thành phố lại sau lưng càng lúc càng nhiều. Họ ra đi với nhiều phương tiện có sẵn để tìm đường về quê. Họ rời thành phố với giọt nước mắt nhưng ngày về nhiều khi cũng chẳng có nụ cười. Quê nhà nhiều nơi cũng chẳng muốn đón nhận họ và nơi quê nhà họ cũng khó kiếm được bữa cơm. Tang thương không chỉ ở số người nhiễm bệnh, số người tử vong hàng ngày mà tang thương còn phủ lên đời sống của nhưng người đang còn lành mạnh đang thấp thỏm âu lo chẳng biết số phận mình ngày mai ra sao.

Chẳng ai biết ngày mai ra sao (ảnh: MXH)

Cũng chẳng hiểu về công văn hỏa tốc của Bộ trưởng Bộ Y tế gởi cho chủ tịch thành phố ngày hôm qua. Thúc hối tiến trình chích vaccine vì có cảm giác thành phố tiêm chủng quá chậm chạp? Trong khi đó thành phố lại khẩn thiết yêu cầu tăng cường lượng vaccine. Thực tế là thành phố tiêm chủng quá chậm, số lượng người được chích chẳng là bao so với dân số gần chục triệu người. Thiếu vaccine hay thiếu tổ chức, trách nhiệm? Người dân không cần biết lỗi của ai, chỉ mong được chích vaccine để bớt sợ hãi và hi vọng cơn dịch sẽ sớm qua. Lúc này chỉ mong làm sao giảm được người nhiễm dịch và con số tử vong. Bởi thế giới cũng đã biết rằng không bao giờ diệt được con virus khốn nạn này mà chỉ là ngăn chận nó, sống chung với nó bằng vaccine và những viên thuốc của tương lai.

Theo HCDC, tính từ 18h30 ngày 29 Tháng Bảy đến 6h ngày 30 Tháng Bảy, thành phố ghi nhận thêm 2,740 bệnh nhân mới được Bộ Y tế công bố sáng nay. Trong đợt dịch thứ IV bắt đầu từ 27 Tháng Tư đến sáng 30 Tháng Bảy, thành phố có tổng cộng hơn 84,500 người mắc Covid-19. Những con số chẳng có chi vui, nỗi lo còn đó.

30 Tháng Bảy 2021

Sài Gòn ngày lockdown thứ hai mươi hai

Theo SGN

Dịch COVID-19 ở Việt Nam: Sự đối lập giữa truyền thông Nhà nước và mạng xã hội

Bệnh viên kín chỗ, bệnh nhân nằm la liệt gắn với máy trợ thở hoặc bình ô-xy, người người kêu cứu vì có thân nhân qua đời hoặc đang là F0, F1 và cần trợ giúp…. Những thông tin này được loan truyền rộng rãi trên mạng xã hội ở Việt Nam trong mấy tuần qua cho thấy tình hình dịch bệnh bùng phát thật đáng lo. Thế nhưng, nếu một người chỉ xem TV hoặc đọc báo Nhà nước thì dịch bệnh lại không hề đáng sợ như vậy.

Trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, hoặc trên các mặt báo lớn, thông tin đăng tải về dịch bệnh COVID-19 chủ yếu là các con số cập nhật ca nhiễm mới, số ca khỏi bệnh, và gần đây lại không đề cập số ca tử vong mỗi ngày.

Truyền thông Nhà nước cũng chú trọng đưa tin về các chỉ đạo của cơ quan Nhà nước, và nếu có đề cập đến ảnh hưởng của dịch bệnh thì chủ yếu chỉ khai thác những vấn đề kinh tế, xã hội.

Điều mà nhiều người theo dõi tin tức thông qua truyền thông quốc doanh ở Việt Nam nhận thấy, đó là sự thiếu vắng khuôn mặt người dân, những bệnh nhân COVID-19 và thân nhân của họ, hoặc những người vì dịch bệnh mà mất đi miếng cơm manh áo, hoặc rơi vào cảnh khốn cùng.

Thậm chí, hôm 27 tháng 7, báo Tuổi Trẻ đưa tin về việc TP. Hồ Chí Minh phải lập thêm bốn bệnh viện để điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19, và gọi đó là “tin tốt”.

Trong khi đó, trên mạng xã hội Facebook, thông tin về dịch bệnh lại không hề tích cực như cách mà báo chí Nhà nước phác hoạ.

Nhóm Facebook Giúp Nhau Mùa Dịch, một diễn đàn được lập ra bởi các y bác sĩ với mục đích được mô tả là “giúp các bạn đang hoạt động trong ngành y tế như bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có thời gian nhàn rỗi, có thể hỗ trợ bệnh nhân từ xa hoặc tại nhà”. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có gần 400 ngàn người tham gia, và những thông tin thường thấy là các lời kêu cứu.

“Hôm nay bác sĩ có nói với anh trai em rằng tình trạng của ba em đang xấu đi nhưng không có bệnh viện chữa trị nào chịu nhận, do ba e ở đây không được uống thuốc và chỉ thở ô-xy thôi do bệnh viện không phải là bệnh viện điều trị .

Bây giờ có cách nào không mọi người ơi, ba em có bệnh nền là cao huyết áp, hai ngày nay bác sĩ đã cố đẩy ô-xy lên cao nhưng lúc nào đo cũng chỉ 80 và ba em bắt đầu tức ngực khó thở.”

Một người phụ nữ có Facebook tên Thanh Di đăng nội dung trong nhóm.

Những lời kêu cứu như thế này xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, người thì kêu cứu vì có thân nhân nhiễm COVID-19 và trở nặng nhưng không được nhập viện, người thì kêu cứu vì lạc người thân trong bệnh viện, hoặc có những người than thở vì cảnh sống khốn khó trong các khu bị phong toả.

Thậm chí, đến ngay cả cựu quan chức Nhà nước như ông Đoàn Ngọc Hải, người nổi tiếng vì chiến dịch dọn vỉa hè khi còn đương chức Phó Chủ tịch Quận 1 của TP. HCM, cũng phải đăng lời ai oán trên mạng xã hội. Trong bài đăng, ông kể về trải nghiệm xảy ra hôm 27 tháng 7, khi chứng kiến một người phụ nữ 54 tuổi ở TP. HCM qua đời nghi là do COVID-19, nhưng không được cấp cứu kịp thời.

Lý giải về hiện tượng truyền thông Nhà nước đưa tin né tránh về tình hình dịch bệnh, ông Nguyễn Ngọc Vinh, nhà báo kỳ cựu từng có 30 năm làm việc cho báo Tuổi Trẻ, cho biết:

“Điều đó là đương nhiên, bởi vì trong hoàn cảnh dịch dã này là báo chí theo tôi thì chắc chắn được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo để đưa nhiều tin tích cực.

Chứ trong lúc này dịch dã mà đưa tin tiêu cực như là mạng xã hội thì mấy ổng sợ nó gây ra nguy cơ tâm lý không tốt trong dư luận.”

Ông Vinh cũng giải thích thêm về cách mà Nhà nước định hướng cho giới truyền thông quốc doanh.

“Họ chỉ đạo nhiều khi bằng miệng hoặc bằng văn bản, thông thường là thông qua Ban Tuyên giáo, chứ họ không kiểm duyệt. Ví dụ, họ chỉ đạo trước về vấn đề đó, sự kiện đó nên được đưa như thế nào, đưa bao nhiêu phần trăm sự thật, đưa nặng hay là đưa nhẹ, nên đưa tin tích cực nhiều hơn hay tin tiêu cực nhiều hơn, thì họ có chỉ đạo hết.

Với những vấn đề không nhạy cảm thì họ để cho báo chí thoái mái, nhưng nếu mà báo chí đi quá đà chút, thì họ thổi còi liền!”

Vậy, câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh dịch bệnh nguy hiểm thế này, thì người dân cần được cung cấp thông tin ra làm sao?

Ông Nguyễn Tâm, một người dân đang sống trong vùng dịch ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho RFA biết quan điểm của ông:

Mình muốn có thêm nhiều góc nhìn, không chỉ những cái bệnh nhân COVID không mà các bệnh nhân khác nữa, các sinh hoạt bình thường khác nó đang như thế nào. Để một người dân, khi họ có vấn đề thì họ ít nhiều có thông tin để họ đánh giá và điều chỉnh cái hướng giải quyết.

Ví dụ như một người nào đó, gia đình họ bệnh thì bây giờ taxi không có, các bệnh viện đang quá tải hay gì đó, thì các thông tin trên cần phải được đưa ra để người ta lường trước được. Còn hơn là khi mình muốn quyết định cái gì, mình hoàn toàn bị thụ động vì không biết thông tin nó như thế nào”.

Còn ông Nguyễn Ngọc Vinh thì kêu gọi Nhà nước công bố sự thật về tất cả những gì liên quan đến dịch bệnh, để người dân biết và chuẩn bị tinh thần, cũng như tham gia chống dịch.

Không chỉ dừng lại ở việc định hướng báo chí tránh viết tiêu cực về dịch bệnh, chính quyền còn trừng phạt những người dân đưa tin hoặc bày tỏ quan điểm về tình hình dịch bệnh.

Một vụ được nhiều người biết đến là vụ MC Trác Thuý Miêu bị Sở Thông tin và Truyền thông của TP. Hồ Chí Minh phạt 7,5 triệu đồng sau khi phát ngôn trên Facebook về việc đoàn tình nguyện viên từ Hải Dường vào Sài Gòn chống dịch.

Mới đây nhất, ngày 27 tháng 7, Sở Thông tin và Truyền Thông TP. HCM cũng đưa giấy mời, yêu cầu bà Nguyễn Thị Hằng đến làm việc vì một bài đăng của bà trên Facebook liên quan đến việc Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội.

Theo RFA

Bài Khác