Tài liệu lịch sử.

No photo description available.

Chính phủ Pháp khẳng định, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam năm 1816. Đến năm 1885, Trung Quốc cũng đã thừa nhận, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trung tâm Lưu trữ Phòng Thương mại và Công nghiệp Marseille (CCIMP) ở số 9 đường La Canebìere, 13001, thành 
phố Marseille, Cộng hòa Pháp. Trung tâm này chủ yếu lưu trữ những tài liệu liên quan tới thương mại giữa Pháp và các nước trên thế giới cũng như với thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam. Nguồn tài liệu ở đây được chính thức thu thập và lưu trữ từ thế kỷ XVII. Các hồ sơ lưu trữ ở đây phản ánh những thông tin liên quan tới chính sách thương mại, quan hệ thương mại, thuế quan từ thế kỉ XIII đến nay. Nguồn lưu trữ ở đây được chia thành 3 phông chủ yếu: Phông cũ là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 trở về trước, gồm các série từ A đến K. Phông hiện đại là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 đến nay, gồm các série : MA, MB, MC, MD, MÉTROPOLE, MF, MG, MH, MJ, MK, ML, MM, MN, MP, MQ, MR, AC. Phông đính kèm là những hồ sơ liên quan tới các công ty thương mại, những nhân vật, quan chức thương mại của Pháp và các thuộc địa Pháp. Tài liệu liên quan tới Hoàng Sa mà chúng tôi đề cập nằm lẫn trong Hồ sơ série MQ thuộc phông hiện đại.

“Theo luận điểm của Pháp, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào năm 1816, sau đó là bởi Courbet vào năm 1885. Vào năm này, Trung Quốc đã thừa nhận rằng, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này”.

Bài Khác