Thương mại xuyên Thái Bình Dương: Hiệp định CP-TPP bắt đầu có hiệu lực

Thương mại xuyên Thái Bình Dương: Hiệp định CP-TPP bắt đầu có hiệu lực

.

Đại diện 11 nước tham gia CPTPP sau lễ ký kết hiệp định tại Chilê tháng 03/2018. REUTERS

(Tú Anh / RFI) – Chủ nhật 30/12/2018 là ngày Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương CP-TPP, bắt đầu có hiệu lực, tạo nên một vùng mậu dịch tự do gồm 11 nước châu Mỹ, châu Á và châu Đại Dương. Đây là một sáng kiến của Washington, đề xuất năm 2008, nhưng cuối cùng lại vắng mặt Hoa Kỳ vì Donald Trump rút lui.

Câu chuyện lịch sử của TPP là một tiến trình chính trị đầy biến động thăng trầm. Vòng đàm phán đầu tiên bắt đầu vào năm 2008 với 12 thành viên. Tổng thống Mỹ Barack Obama, với ưu tư ngăn chận mối đe dọa Trung Quốc, đã nhiệt tình thúc đẩy dự án hợp tác đầy cao vọng từ kinh tế, thương mại cho đến bảo vệ môi trường, cải thiện mức sống và quyền lợi của người lao động của mỗi nước.

Nhưng từ khi Barack Obama rời Nhà Trắng đầu năm 2017, Hoa Kỳ cũng rời TPP, cho dù hiệp định bao hàm những biện pháp tự do hóa thương mại quốc tế. Tổng thống Donald Trump không mặn mà với chủ trương đa phương, do vậy bỏ TPP chỉ là phát súng đầu tiên.

Nhưng Donald Trump không ngồi đời đời ở ghế tổng thống Mỹ. Vì lợi ích lâu dài, đại cường Nhật Bản cùng nhiều thành viên khác đã không để cho hiệp định TPP biến thành giấy lộn.

Với sự thúc đẩy của thủ tướng Shinzo Abe, hiệp định TPP trở thành CP-TPP có thêm từ “toàn diện và tiến bộ”, đồng thời để ngỏ cho Hoa Kỳ tái hội nhập trong tương lai.

Nguồn: RFI

Bài Khác