Vũ Linh: Tin vắn cuối tuần 29/9/2018

TIN HÀNH LANG VỤ KAVANAUGH

Câu chuyện ông Kavanaugh có một triệu chuyện lẩm cẩm ngoài lề mà khuôn khổ bài Bình Luận không cho phép bàn tới. Đành tạm mượn trang Tin Vắn để nói thêm.

  1. Ngoài bà Ford ra, TP Kavanaugh đã bị hai bà khác tố.

  • Bà đầu tiên là Deborah Ramirez, bạn học năm thứ nhất tại đại học luật Yale của ông Kavanaugh. Bà này tố trong một buổi tiệc nhậu của sinh viên Yale, bà say bí tỷ, bị ông Kavanaugh khi đó 18 tuổi, cũng say không kém, đè ra, tuột quần rồi dí của quý vào mặt bà. Nhưng rồi cũng chẳng có chuyện gì khác. Ông Kavanaugh kéo quần lên rồi ra khỏi phòng. Báo New York Times phỏng vấn mấy chục cựu sinh viên Yale, hy vọng tìm được ra người xác nhận câu chuyện của bà Ramirez, nhưng không tìm ra ai hết. Bà Ramirez từ chối ra điều trần vì bà nói không nhớ hết chi tiết câu chuyện.

 

  • Bà thứ nhì độc đáo hơn, là bà Julie Swetnick, do ông Avenatti ‘giới thiệu’. Ông Avenatti là luật sư của bà đào chuyên đóng phim sex đang kiện cáo TT Trump. Bà Swetnick tố ông Kavanaugh tham gia cả chục buổi tiệc nhậu trong đó thanh niên hãm hiếp tập thể các cô. Bà này không được mời ra điều trần vì nhẩy ra tố cáo quá muộn. Bà Swetnick là người đầy ‘thành tích’, bị thưa kiện vì thiếu thuế, và không biết bao nhiêu chuyện tiền bạc khác. Bà đang bị một công ty bà làm việc thưa kiện. Bà cũng dính dáng vào thưa kiện tùm lum với ông kép cũ. Ông kép này đã tuyên bố bà Swetnick là chuyên gia nói láo không ai nên tin bà. Câu hỏi là tay ma giáo Avenatti đã trả bà này bao nhiêu tiền để bà tố ông Kavanaugh giờ chót.

Cả hai bà, chẳng bà nào có bằng chứng hay nhân chứng gì hết.

  1. Hàng trăm sinh viên đai học Yale biểu tình bãi học phản đối ông Kavanaugh. Đây là một tin đáng lo hơn đáng buồn. Sinh viên Yale tương lai sẽ là những luật gia ưu tú nhất của Mỹ. Họ biểu tình vì cho là bà Ford đã nói sự thật trong khi ông Kavanaugh có tội và ông có bổn phận chứng minh mình vô tội. Luật pháp Mỹ từ trước đến giờ dựa trên nền tảng lý luận “không có tội cho đến khi chứng minh được có tội”. Đám sinh viên luật của Yale bây giờ lật ngược nền tảng đó, cho là người bị tố là có tội phải chứng minh mình vô tội. Đại khái, tôi có thể tố cáo bất cứ ai về bất cứ tội gì, vô tội vạ. Người bị tôi tố có trách nhiệm phải chứng minh là không có tội. Một lý luận ai đồng ý xin ghi tên gia nhập đảng DC.
  2. TTDC chỉ trích ông Kavanaugh.

Vài ngày trước khi ra Thượng Viện điều trần, ông bà Kavanaugh đã lên Fox News trả lời phỏng vấn trực tiếp. Ông nghiêm trang nói chuyện từ đầu vì nói chuyện với khán giả TV và nhà báo mà ông cho là không có đính dáng gì về chuyện bôi bác ông. Ông chỉ muốn bình tĩnh trình bày câu chuyện. Bị TTDC đả kích ông là loại người máy, robot, không có đủ cảm xúc, đủ tình người để làm thẩm phán TCPV.

Mấy ngày sau ông Kavanaugh ra trước Thượng Viện, đỏ mặt đả kích những nghị sĩ DC ngay trong Ủy Ban đang phá tan sự nghiệp và gia đình ông. TTDC phê bình ông quá xúc động, không đủ bình tĩnh làm thẩm phán TCPV.

Cách nào thì cũng không wa-li-phai thôi. Có gì lạ?

  1. Bà nghị sĩ Hirino hỏi mớm bà Ford “khi bà tố cáo chuyện này, bà có động cơ chính trị nào không?” Dĩ nhiên là bà Ford trả lời “không”. Nên nhớ bà Ford là một phụ nữ trí thức, dạy học tại đại học Palo Alto, ghi danh là thuộc đảng DC. Phụ nữ trí thức của Cali là thành phần cử tri cấp tiến nồng cốt của DC, chống Trump kịch liệt nhất.
  2. TNS Jeff Flake là dân CH, của tiểu bang Arizona, cùng tiểu bang với cố Người Hùng McCain. Ông Flake là một trong những nghị sĩ CH chống TT Trump mạnh nhất. Ông coi thăm dò dư luận, được hậu thuẫn của chưa tới 18% cử tri CH, nên tuyên bố không ra tranh cử nữa.

Trong cuộc điều trần của ông Kavanaugh, ông Flake ngồi im từ đầu đến cuối, phát biểu một câu chung chung chưa tới một phút. Sau đó ông tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ông Kavanaugh. Ngay sau đó, bị phe tả uy hiếp sao đó, ông de lui, cho biết sẽ chỉ ủng hộ nếu có FBI điều tra. Hai bà nghị sĩ CH khác là bà Murkowski của Alaska và Collins của Maine, mừng như bắt được vàng vì trước đây không ủng hộ ông Kavanaugh, vồ lấy cơ hội, ép đảng CH phải cho FBI điều tra, nếu không họ sẽ chống ông Kavanaugh. Phe CH đếm phiếu, thấy không đủ, đành phải chấp nhận để FBI điều tra, cho DC thêm một tuần câu giờ.

Ai biết được trong một tuần sẽ có thêm bao nhiêu nạn nhân, bao nhiêu nhân chứng mới nữa, bao nhiêu người FBI cần phải phỏng vấn nữa. Biết đâu tới hạn kỳ lại tìm ra được lý do mới để trì hoãn nữa?

ROSENSTEIN BỊ RẮC RỐI

Báo New York Times đã xì ra một tin động trời về thứ trưởng Tư Pháp Rod Rosenstein.

Một tháng sau khi ông đưọc bổ nhiệm, tháng Năm năm 2017, ông đã có buổi họp nội bộ trong bộ Tư Pháp. Nhiều quan chức của bộ đã đả kích TT Trump, một số không nhỏ thuộc thành phần Nhà Nước Ngầm còn lại từ thời TT Obama (trong đó có bà luật sư Lisa Page, ‘mèo hai chân’ của ông Strzock; hai người này nổi tiếng đã tìm mọi cách đánh phá TT Trump ngay từ trước khi bầu cử). Trong cuộc thảo luận nội bộ, có tin là ông Rosenstein đã “đề nghị gắn máy thu âm trong các buổi họp nội các để lấy bằng chứng truy tố TT Trump không đủ khả năng lãnh đạo, và truất phế ông”.

Báo NYT viện dẫn nhiều nguồn tin nặc danh, nhưng cũng viện dẫn một ký chú của ông McCabe, khi đó là quyền giám đốc FBI.

Ông Rosenstein ban đầu đã cải chính, sau đó xác nhận có nói điều đó, nhưng không có ý đó, mà chỉ là hỏi móc mấy người chống TT Trump, kiểu như “thế mấy ông muốn tôi phải làm gì? Gắn máy thu âm… sao?”

Ngay sau khi tin này được bung ra, báo chí đã loan tin ông Rosenstein biết sẽ bị sa thải nên đã đi gặp chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, tướng Kelly để xin từ chức. Nhưng tin này sau đó bị coi là tin sai. Ông Rosenstein đi gặp tướng Kelly với tư cách đại diện cho bộ trưởng Sessions, họp về một vấn đề khác.

Sau đó, Tòa Bạch Ốc loan tin TT Trump sẽ gặp ông Rosenstein tại Tòa Bạch Ốc ngày Thứ Năm vừa qua. Nhưng vì trùng ngày với cuộc điều trần của ông Kavanaugh nên cuộc gặp mặt được hoãn lại đến tuần tới. Trong khi đó, TT Trump cũng đánh tiếng cho biết ông sẽ không có quyết định gì về ông Rosenstein cho đến sau khi bầu cử.

Nhiều quan sát viên tin là sau bầu cử, TT Trump sẽ dọn dẹp nhà cửa và nhiều nhân viên nội các sẽ ra đi, trong đó có triển vọng là hai ông Rosenstein và Sessions đều sẽ bị thay thế. Hai ông tướng được chú ý nhiều là ông Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng, và Kelly, chánh văn phòng.

Tin giờ chót, Hạ Viện đã triệu ông Rosenstein ra điều trần kín về vụ gắn máy thu âm này, và ông Rosenstein đã chấp nhận. Chưa rõ chừng nào thì sẽ có điều trần, nhưng chắc sẽ là sau khi ông Rosenstein gặp TT Trump. Hạ Viện đòi ông Rosenstein ra báo cáo do áp lực của khối bảo thủ trong đảng CH, đã bất mãn với ông Rosenstein từ lâu.

Một tin đặc biệt mà hình như không báo hay đài TV nào nhắc lại: đúng một ngày sau cuộc họp nội bộ đả kích Trump đó, ông Rosenstein bổ nhiệm ông Mueller làm công tố đặc biệt điều tra TT Trump ‘thông đồng’ với Nga. Câu chuyện dường như cho thấy rõ việc bổ nhiệm công tố Mueller đã được ông Rosenstein quyết định như thế nào: do áp lực của khối Nhà Nước Ngầm trong bộ Tư Pháp.

TT TRUMP SẼ GẶP KIM

Tòa Bạch Ốc cho biết ngoại trưởng Mike Pompeo đang chuẩn bị cho một cuộc họp lần thứ hai giữa TT Trump và chủ tịch Bắc Hàn, trước cuối năm nay, theo lời đề nghị của chủ tịch BH.

Tình hình BH càng ngày càng tiến triển tốt đẹp hơn mọi dự đoán. Hai vị lãnh đạo Nam và Bắc Hàn đã gặp nhau lần thứ ba, lần này tại thủ đô BH, Bình Nhưỡng, như bản Tin Vắn tuần rồi đã đề cập.

CHUYỆN ÔNG COMEY

Image result for comey

Trong một buổi nói chuyện với một nhà báo, ông Eric Holder, cựu bộ trưởng Tư Pháp của TT Obama đã cho biết nếu ông còn là bộ trưởng Tư Pháp khi giám đốc Comey họp báo tuyên bố chấm dứt cuộc điều tra về emails của bà Hillary, thì ông đã sa thải ông Comey ngay khi đó rồi. Ông Holder làm bộ trưởng đến năm 2015 và được bà Loretta Lynch thay thế.

Theo ông Holder, ông Comey trong tư cách giám đốc FBI không có quyền họp báo rồi tự quyết định chấm dứt cuộc điều tra, tố bà Hillary đủ tội nhưng lại không truy tố bà này. Toàn là những việc chéo cẳng ngỗng mà lại đi quá quyền hạn.

Câu chuyện TT Trump cách chức ông Comey là cả một sự mỉa mai phản ảnh rõ tính giả dối phe đảng của khối DC cũng như TTDC. Toàn bộ khối này tức giận những việc làm của ông Comey mà họ cho đã là yếu tố then chốt khiến bà Hillary thất cử. Họ đòi lấy đầu ông Comey. Nhưng khi TT Trump cách chức ông Comey thì thái độ của họ quay ngược 180 độ, ca tụng ông Comey rồi chỉ trích TT Trump đã sa thải ông Comey vì ông này đã dám điều tra TT Trump.

Cái bà dân biểu cuồng điên chống Trump, Maxine Waters, trước đó một hai đòi cách chức ông Comey. Đến khi TT Trump làm thật thì ngay sau đó, bà đổi giọng, đả kích TT Trump đã sa thải ông Comey. Được hỏi về chuyện tráo trở này, bà trả lời tỉnh bơ “Ý tôi muốn đòi bà Hillary cách chức hắn chứ Trump thì không có quyền vì Trump không phải là tổng thống của tôi”.

Chính trị muôn mặt hay lưỡi không xương?

HẬU THUẪN CỦA ĐẢNG CH VÀ TT TRUMP

Theo thăm dò mới nhất của Bloomberg, một công ty con của tỷ phú Bloomberg, cựu thị trưởng New York, chỉ số đo mức lạc quan trong kinh doanh đã tiếp tục leo qua những kỷ lục mới, đưa đến việc hậu thuẫn của đảng CH leo thang theo.

Theo Bloomberg, chỉ số lạc quan rất cao trong khối cử tri CH dĩ nhiên, nhưng cũng rất cao trong khối độc lập không đảng phái (Independents), lên tới mức gần 60 điểm:

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy chỉ số lạc quan đã ở mức thấp nhất trong nhiệm kỳ đầu của TT Clinton (1990-1994), hai năm cuối của Bush (2007-2008), và suốt nhiệm kỳ đầu của TT Obama (2009-2014).

Tỷ lệ hậu thuẫn CH cũng đã leo thang theo, hiện nay đang ở mức 45%, tăng 9 điểm so với mức 36% của tháng 9 năm ngoái. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2011, cách đây hơn 7 năm, ngay sau khi CH đánh bại DC thảm thiết trong cuộc bầu cử giữa mùa đầu tiên dưới thời TT Obama khiến DC mất 63 ghế tại Hạ Viện.

Theo một thăm dò khác của cơ quan Gallup, đảng DC đang gặp khó khăn với giới trung lưu đồng thời cũng đang mất hậu thuẫn của phụ nữ, là hai khối cử tri then chốt của đảng này.

Cách đây một năm, DC được hậu thuẫn của 46% giới trung lưu trong khi CH chỉ được 36%. Hiện nay, con số này đã bị lật ngược khi DC được hậu thuẫn của 45% cử tri nhưng hậu thuẫn của CH leo lên tới 49%.

Tỷ lệ hậu thuẫn cũng theo chiều hướng tương tự với phụ nữ. Cách đây một năm tỷ lệ phụ nữ hậu thuẫn DC-CH là 49%-35%. Bây giờ tỷ lệ đó đã trở thành 48%-40%.

Những con số trên đã mang lại hy vọng đảng CH sẽ không bị thua đậm trong kỳ bầu quốc hội tới, mà trái lại, có hy vọng thắng lớn.

TƯƠNG LAI BÀ HILLARY

Image result for Hil Clinton

Một thăm dò mới của công ty American Barometer cho thấy nếu bà Hillary ra tranh cử tổng thống lần nữa vào năm 2020, bà sẽ thất bại vì không đủ hậu thuẫn. Theo thăm dò, bà Hillary chỉ được hậu thuẫn của 44% dân Mỹ, tức là chỉ có khối DC trung kiên còn ủng hộ trong khi bà không có phiếu của khối CH và nhất là của khối độc lập không đảng phái.

Tin vui cho những người chống TT Trump: thăm dò cũng cho thấy TT Trump chỉ được hậu thuẫn của 36% cử tri Mỹ.

Nói cách khác, cặp Hillary – Trump vẫn là hai ứng cử viên tổng thống được ít hậu thuẫn nhất trong lịch sử bầu tổng thống Mỹ.

Thăm dò cũng cho thấy ngay cả trong khối DC, hai phần ba cũng bác bỏ các ứng cử viên thiên tả cực đoan của đám ông cháu Sanders – Ocasio Cortez. Nói chung cho tất cả các cử tri, gần 80% dân Mỹ không chấp nhận cặp ông cháu này.

 

CNN HẠNG BÉT

Thống kê mới nhất về truyền hình Mỹ cho thấy Fox News tiếp tục thống trị các chương trình nói chuyện về chính trị Mỹ trong khi CNN tiếp tục đứng hạng bét trong tháng Chín này. Tổng số người coi Fox lớn hơn gấp 4 lần số người coi CNN.

FOX MSNBC CNN
HANNITY 5,857,000
INGRAHAM 5,369,000
TUCKER 5,283,000
MADDOW 4,033,000
HAYES 2,791,000
O’DONNELL 2,750,000
COOPER 2,061,000
CUOMO 1,889,000
TỔNG CỘNG 16,509,000 9,574,000 3,950,000

Trong một tin liên hệ, ông Ted Turner, chồng cũ của bà Hà Nội Jane Fonda, cũng là sáng lập viên đài CNN, trong một cuộc nói chuyện với đài CBS, đã than phiền CNN đã bị chính trị hóa quá nặng nề, ít chú tâm về việc thông tin trung thực, và do đó, thiếu cân bằng. Ông Turner đã không có liên hệ gì đến CNN từ lâu rồi.

GOOGLE GẶP DÂN BIỂU CH

Tổng giám đốc Google, ông Sundar Pichai, sẽ gặp một số dân biểu CH trong nỗ lực giải quyết mâu thuẫn giữa công ty Google với khối CH.

Google là trang mạng nổi tiếng như cuốn tự điển vĩ đại nhất lịch sử, mà bất cứ ai có thắc mắc muốn tìm hiểu về bất cứ chuyện gì cũng đều có thể vào đó truy cứu, hay tìm tài liệu.

Lúc sau này, Google đã bị tố cáo ‘phe đảng’, có khuynh hướng cấp tiến, thường hay dìm những tin tức hay tài liệu có lợi cho tư tưởng bảo thủ trong khi quảng bá mạnh mẽ các tin tức và tài liệu cấp tiến.

Google không phải là trang mạng thông tin duy nhất bị tố phe đảng. Ngay cả Facebook cũng bị tố phe đảng, thường hay xoá hay không đăng những trang hay tin có tính bảo thủ, đặc biệt là kiểm duyệt những trang của các nhân vật bảo thủ.

Cả Google lẫn Facebook đều bị tố là đã hợp tác mật thiết với các chính quyền các nước độc tài, kiểm soát thông tin quần chúng chặt chẽ như Trung Cộng và Việt Cộng. Tại Việt Nam, Facebook bị tố cáo đã chặn cửa cho những tiếng nói chống đối chế độ.

Trong một tin liên hệ, Facebook cho biết vừa khám phá ra trương mục của hơn 50 triệu khách hàng đã bị tin tặc thâm nhập. Công ty còn đang điều tra và chưa biết đã có những tai hại nào.

Vũ Linh, 29/9/2018

Ông Trump từng nhiều lần lên án chủ nghĩa xã hội

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu ở LHQ hôm 25/9Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu ở LHQ hôm 25/9

Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các nước “chống lại chủ nghĩa xã hội” trong bài phát biểu hôm 25/9 tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tại New York.

Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump phê phán chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong các bài phát biểu.

Sau đây là một số phát biểu liên quan của ông Trump từ khi trở thành Tổng thống Mỹ.

Warsaw, Ba Lan ngày 6/7/2017

Các bạn đã từng được một liên minh mạnh mẽ các quốc gia tự do ở phương Tây ủng hộ trong chiến thắng trước chủ nghĩa cộng sản. Nay, là một trong các thành viên quyết tâm nhất của liên minh Nato, Ba Lan đã khôi phục vị trí là quốc gia hàng đầu trong châu Âu mạnh mẽ, toàn vẹn và tự do.

Châu lục này không còn đối diện bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Nhưng hôm nay, chúng ta ở phương Tây, và phải nói rằng có những đe dọa nghiêm trọng cho an ninh và cách sống của chúng ta. Chúng ta sẽ đối diện chúng. Chúng ta sẽ chiến thắng. Nhưng đó là những đe dọa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Warsaw ngày 6/7/2017Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Mỹ Donald Trump tại Warsaw ngày 6/7/2017

Khóa họp thứ 72 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, New York, 19/9/2017

Tôi yêu cầu mọi quốc gia ở đây hôm nay sẵn sàng làm nhiều hơn để đối phó khủng hoảng thực sự này. Chúng tôi kêu gọi khôi phục đầy đủ dân chủ và tự do chính trị ở Venezuela.

Vấn đề ở Venezuela không phải là chủ nghĩa xã hội được thực hiện kém, mà là chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện một cách trung thành. Từ Liên Xô tới Cuba và Venezuela, bất kỳ nơi đâu chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản được áp dụng, nó đem lại khổ đau, phá hoại và thất bại. Những ai tuyên truyền giáo lý của những ý thức hệ đã mất hết uy tín này chỉ đóng góp vào đau khổ kéo dài của những người dân sống dưới các hệ thống tàn nhẫn này.

Nhà TrắngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Donald Trump và phu nhân Melania đón Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda và phu nhân Agata Kornhauser-Duda tại phòng Bầu dục 18/09/2018

Hoa Kỳ đứng cùng với mọi người sống dưới chính thể tàn bạo. Sự tôn trọng chủ quyền của chúng tôi cũng là lời kêu gọi hành động. Mọi người xứng đáng có một chính phủ quan tâm an toàn của họ, lợi ích, hạnh phúc gồm cả sự thịnh vượng của họ.

Họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha Rajoy, Washington DC, 26/9/2017

Ở Bán cầu Tây, chúng ta đã chứng kiến bi kịch đau thương của chế độ xã hội chủ nghĩa Maduro ở Venezuela. Tây Ban Nha đã rất hỗ trợ để thúc đẩy lợi ích và hạnh phúc của nhân dân Venezuela, và chúng tôi cảm ơn các bạn.

Chúng tôi hy vọng những người bạn ở EU sẽ nhanh chóng đi theo Mỹ, Canada, và nhiều nước châu Mỹ Latin để trừng phạt chính thể Maduro. Chúng tôi cần tất cả tham dự. Nhân dân Venezuela đã chịu khổ đau, nghèo đói và bất ổn chính trị nguy hiểm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hà khắc của Maduro.

Cùng nhau Tây Ban Nha và Hoa Kỳ hy vọng có hòa bình, để khôi phục dân chủ và thả hết tù nhân chính trị. Bất kỳ đâu chủ nghĩa xã hội lây lan, theo sau là đau khổ. Nhân dân Venezuela xứng đáng tương lai tự do.

Tuyên bố kỷ niệm 50 năm Chiến tranh Việt Nam, 10/11/2017

Hôm nay, tôi dẫn dắt đất nước chúng ta trong sự hồi tưởng trong lúc chúng ta tiếp tục lễ kỷ niệm kéo dài 13 năm, bắt đầu từ 2012, để đánh dấu 50 năm diễn ra Chiến tranh Việt Nam.

Chúng ta chào đón các cựu binh Việt Nam dũng cảm, đã phục vụ quốc gia và bảo vệ tự do, chiến đấu anh hùng chống lại sự lan tỏa của chủ nghĩa cộng sản và bảo vệ tự do của nhân dân Việt Nam.

50 năm trước, năm 1967, gần 500.000 lính Mỹ phục vụ ở Nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân các đồng minh. Ngày hôm nay, trong Tháng các Gia đình quân nhân và cựu binh và khi chính phủ liên bang kỷ niệm Ngày Cựu binh, tôi đang có mặt ở Việt Nam cùng các lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp để thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ, thúc đẩy hòa bình ổn định trong khu vực và thế giới. Tôi trân trọng cơ hội này để khiêm tốn nhớ lại sự hy sinh của các cựu chiến binh cho tự do và sức mạnh của quốc gia chúng ta.

Ông Trump gặp cựu binh Mỹ bên lề hội nghị Apec ở Đà Nẵng ngày 10/11/2017Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Trump gặp cựu binh Mỹ bên lề hội nghị Apec ở Đà Nẵng ngày 10/11/2017

Kỳ họp 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, New York, 25/9/2018

Cách đây không lâu, Venezuela là một trong những nước giàu nhất trên trái đất. Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã làm phá sản một quốc gia giàu dầu mỏ và đẩy người dân nước này vào cảnh nghèo đói cơ cực.

Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người.

Trên tinh thần đó, chúng tôi đề nghị các quốc gia có mặt ở đây cùng chúng tôi kêu gọi khôi phục dân chủ ở Venezuela. Hôm nay, chúng tôi công bố thêm các biện pháp trừng phạt chống lại chế độ đàn áp, nhắm vào giới thân cận của Maduro.

Vì sao ông Trump lên tiếng về CHXH ngay tại LHQ?

Có ý kiến như của TS Nguyễn Xuân Nghĩa từ California, Hoa Kỳ cho BBC Tiếng Việt biết rằng ông Trump phê phán CHXH đầu tiên là để nói lên vấn đề Venezuela.

Việc này xảy ra sau khi chính quyền Trump ra lệnh trừng phạt cả phu nhân tổng thống Venezuela, ông Maduro.

Ngoài ra, theo TS Nguyễn Xuân Nghĩa, khái niệm XHCN nay cũng khó có sự đồng nhất. Ngay tại Hoa Kỳ, xung hướng cực tả trong Đảng Dân Chủ, đề cao “XHCN” cũng đang có.

Được biết nhiều nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam ủng hộ ông Trump khi ông phát biểu về CHXH, bất chấp việc ông bị các nhóm hoạt động dân sự tại Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ về các vấn đề như nữ quyền, quyền lợi của giới LGBT, nạn phân biệt chủng tộc hay vấn đề về môi trường.

Động đất Indonesia: Hàng trăm người chết ở thành phố Palu

Video cho thấy cảnh nhà cửa bị phá hủy

Hơn 380 người được xác nhận là đã thiệt mạng do sóng thần gây ra bởi cơn động đất mạnh 7,5 độ Richter tại một thành phố ở Indonesia hôm thứ Sáu.

Các con sóng cao tới 3 mét đổ ập xuống thành phố Palu, đảo Sulawesi.

Các video trên mạng xã hội cho thấy hình ảnh người dân hoảng loạn bỏ chạy và một đền thờ Hồi giáo cùng nhiều nhà cửa bị phá hủy.

Dư chấn mạnh tiếp tục gây chấn động thành phố này. Hàng ngàn ngôi nhà, cùng bệnh viện, khách sạn và trung tâm mua sắm đã bị sập.

Nỗ lực cứu trợ hiện đang diễn ra, nhưng bị cản trở vì tình trạng mất điện kéo dài. Đường quốc lộ chính ở Palu bị chắn do lở đất, và một cây cầu lớn bị sập.

Nhiều thi thể nằm dọc bãi biển

Cơ quan xử lý thiên tai của Indonesia cho biết ít nhất 384 người đã thiệt mạng, nhưng con số này sẽ tiếp tục tăng.

Ít nhất 540 người bị thương.

“Nhiều cơ thể được tìm thấy dọc bờ biển do sóng thần, nhưng con số hiện vẫn chưa rõ,” ông Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của cơ quan này nói với hãng tin Reuters của Anh.

“Khi có nguy cơ sóng thần sắp xảy ra hôm qua, nhiều người vẫn có các hoạt động trên bãi biển và không chạy ngay lập tức và họ trở thành nạn nhân,” ông nói trong một buổi họp báo.

Một số người thoát nạn bằng cách trèo lên các cây cao sáu mét để tránh các cơn sóng khổng lồ, người phát ngôn này nói thêm.

People stand in front of a damaged shopping mall after an earthquake hit the city of Palu, on Indonesia's Sulawesi IslandBản quyền hình ảnhANTARA FOTO/ROLEX MALAHA VIA REUTERS
Image captionNhà cửa, khách sạn và trung tâm mua sắm bị sập với thiệt hại “rất đáng kể”, giới chức Indonesia cho biết.
Presentational white space

Một trận động đất nhẹ hơn hôm thứ Sáu làm ít nhất một người chết và 10 người bị thương tại thị trấn đánh cá Donggala.

Ở Palu, hàng trăm người đang chuẩn bị cho một lễ hội bãi biển, dự kiến bắt đầu vào tối thứ Sáu.

Bệnh viện chính của thành phố bị phá hủy trong trận động đất, và các hình ảnh trên TV cho thấy hàng trăm người bị thương đang được chữa trị bên ngoài trong một lán y tế dựng tạm.

Dozens of patients sit and lie outside a hospital as medical teams try to help themBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionCác đội y tế đang chữa trị cho bệnh nhân ngoài trời
Presentational white space
A woman cries following an earthquake and a tsunami in Palu, Sulawesi island, 29 September 2018Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionÍt nhất 384 người đã chết trong trận động đất

Palu và Donggala có hơn 600.000 người dân cư trú. Tổng thống Joko Widodo cho biết hôm thứ Bảy rằng quân đội đang trên đường đến khu vực này để hỗ trợ cho các đội cứu trợ và giúp tìm thi thể người chết.

Sân bay chính ở Palu đóng cửa từ khi xảy ra sóng thần. Một bộ trưởng cho biết đường băng bị hư hại nhưng có hy vọng máy bay trực thăng vẫn có thể hạ cánh được.

Quân đội Indonesia sẽ điều động máy bay chở đồ cứu trợ từ thủ đô Jakarata.

Indonesian soldiers load emergency supplies into a Hercules military plane before heading to PaluBản quyền hình ảnhANTARA FOTO/REUTERS
Image captionHàng cứu trợ được chất lên máy bay quân sự bay tới Palu
Presentational white space
People walk near the ruins of a shop at the beachBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCơ quan thiên tai của Indonesia cho biết một số người dân đã trèo lên cây cao để tránh các ngọn sóng khổng lồ

Cơn động đất xảy ra ở trung tâm Sulawesi tại độ sâu 10km trước 18.00 giờ địa phương.

Cảnh báo sóng thần đã được phát, nhưng rồi lại gỡ bỏ chỉ trong một giờ. Cơ quan khí tượng Indonesia bị chỉ trích vì phản ứng của họ, nhưng giới chức nói sóng thần ập xuống trong lúc cảnh báo vẫn đang có hiệu lực.

Ngủ gật, hình ảnh ngoại giao của CSVN tại Đại Hội Đồng LHQ

Thành viên phái đoàn CSVN ngủ tại kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 25 Tháng Chín. (Hình: Don Emmert/AFP/Getty Images)

NEW YORK, New York (NV) – Từ đêm 28 Tháng Chín, 2018, mạng xã hội lan truyền tấm ảnh của hãng AFP cho thấy một thành viên phái đoàn CSVN ngủ say sưa trong phiên tranh luận tại kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 25 Tháng Chín.

Trong hình, người đàn ông nhìn rõ mặt, đang tay chống cằm ngủ ngon lành, há miệng đằng sau bảng đề hai chữ “Viet Nam.”

Tuy vậy, căn cứ vào lịch trình phái đoàn Việt Nam do Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, thì người này không thuộc phái đoàn. Ông Phúc do phải dự ngày đầu quốc tang Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang hôm 26 Tháng Chín nên bay trễ và vừa kịp đọc diễn văn hôm 27 Tháng Chín thay cho ông Quang.

Ít nhất hai nguồn tin thân cận với Sứ Quán CSVN tại Mỹ xác nhận với nhật báo Người Việt rằng người đàn ông ngủ trong bức ảnh của AFP là ông Nguyễn Nam Dương, một trong các tham tán của Sứ Quán Việt Nam tại Mỹ.

Website của Sứ Quán Việt Nam cho hay ông Dương nằm trong danh sách 13 cán bộ ngoại giao thuộc phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và thường trú tại New York. Trưởng phái đoàn là ông Đặng Đình Quý, đại sứ CSVN tại Liên Hiệp Quốc.

Trang này ghi chú về ông Dương là “tham tán, Hội Đồng Bảo An và Ủy Ban 6.”

Tại kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York lần thứ 73, Việt Nam được hiểu là đang vận động cho ghế ủy viên không thường trực ở Hội Đồng Bảo An.

Rất mau chóng sau khi bức ảnh đang ngủ lan truyền, ông Dương lập tức khóa trang Facebook cá nhân.

Hầu hết ý kiến trên mạng xã hội đều chỉ trích người được cho là ông Dương.

Luật Sư Lê Công Định ở Sài Gòn bình luận trên trang cá nhân: “Các quan chức CSVN hết lần này đến lần khác tiếp tục mang nhục đến cho quốc gia và công dân của mình bằng lối làm việc vô trách nhiệm và thô lậu như vậy, kể cả trước cộng đồng quốc tế. Tôi tự hỏi liệu chúng ta, những công dân, cứ chấp nhận đóng thuế để nuôi vĩnh viễn loại quan chức này cùng bộ máy cai trị của đảng CSVN hay sao? Các quan chức Cộng Sản được bổ nhiệm theo cách không cần đến ý kiến của công dân chúng ta, nhưng vẫn mặc nhiên sử dụng tiền thuế mà người dân bị buộc phải nộp như một nghĩa vụ.”

Nhưng cũng có ý kiến nói nửa đùa nửa thật rằng ngủ gật là phương thức ngoại giao “biểu đạt được tốt nhất tình hình của Việt Nam hiện tại.”

Dư luận chú ý đến người được cho là ông Dương vì ông này công khai ngủ tại kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc – một sự kiện thời sự được cả thế giới quan tâm từng hành vi nhỏ nhất của những người trong khán phòng. Bởi lẽ những người được hân hạnh có mặt tại đây đều nghiễm nhiên thể hiện “hình ảnh và sĩ diện quốc gia.”

Do vậy, hình ảnh đại diện Việt Nam ngủ ở kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nghiêm trọng hơn nhiều chuyện các “đại biểu Quốc Hội” ngủ tại nghị trường Việt Nam mà dư luận đã từng biết đến.

Tính đến chiều 29 Tháng Chín (giờ Việt Nam), chưa thấy người phát ngôn Bộ Ngoại Giao hay đại diện phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lên tiếng về tấm ảnh nêu trên.

Báo Giao Thông hôm 29 Tháng Chín đăng bài mang tính biện hộ: “Một phóng viên theo dõi mảng quốc tế kỳ cựu cho biết: Trong những ngày này, các nhân viên phái đoàn Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc có cường độ làm việc khủng khiếp, mỗi người có khi chỉ được ngủ 2-4 giờ/ngày. Họp liên tục không ngủ gật đã là một nỗ lực rất lớn, nếu không cưỡng nổi chợp mắt một lúc buổi trưa ngay tại khu vực họp cũng là chuyện bình thường. Và thực tế, không ít thành viên các đoàn khác thậm chí có cả nguyên thủ lãnh đạo các nước cũng đã từng bị chụp ngủ gật khi đi họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hoặc các kỳ họp quốc tế.” (T.K.)

Bài Khác