MỸ RÚT QUÂN KHỎI SYRIA – CHIẾN THUẬT ”TỌA SƠN QUAN HỔ ĐẤU” CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

MỸ RÚT QUÂN KHỎI SYRIA – CHIẾN THUẬT ”TỌA SƠN QUAN HỔ ĐẤU” CỦA TỔNG THỐNG TRUMP

Hôm nay, 24/12/2018, theo AFP, Lầu Năm Góc đã chính thức ký sắc lệnh hành pháp về việc rút quân khỏi Syria.

Hôm 19/12 vừa qua, Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố, Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria do đã hoàn tất sứ mệnh đánh bại IS ở nơi này. Chỉ một ngày sau thông báo đó của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã gửi thư tuyên bố từ chức, và hôm qua, 23/12/2019, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Patrick Shanahan – cựu CEO của Boeing đã được chỉ định làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng từ 1/1/2019 thay Tướng James Mattis.

Mỹ bắt đầu can dự quân sự vào Syria kể từ tháng 9/2014 với mục tiêu chính là tiêu diệt IS. Ngoại trừ lần cùng Anh và Pháp không kích các mục tiêu quân sự ở Syria hồi tháng 4/2018, Mỹ lâu nay ít khi nhằm trực tiếp vào lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad nhưng ủng hộ về khí tài và huấn luyện cho các nhóm nổi dậy.

Lâu nay, Mỹ ủng hộ lực lượng vũ trang người Kurd, vốn đóng vai trò chủ lực trong cuộc chiến chống IS. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại xem lực lượng này là khủng bố và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hồi tuần rồi thông báo sẽ tiến hành chiến dịch quân sự mới nhằm vào khu vực do người Kurd kiểm soát tại miền đông Syria.

Vì vậy, nếu đứng về quan điểm của Trump để nhìn nhận cục diện chiến trường Syria thì việc ông quyết định rút quân sẽ không là sự kiện quá bất ngờ. Vì sao?

Với Tổng thống Trump, một trùm sừng sỏ trong kinh doanh và là người có tầm nhìn xa rộng, ông sẽ có những quyết định có thể gây thiệt hại cho toàn cục trong ngắn hạn, nhưng sẽ có lợi về lâu dài. Trump tạm thời không quan tâm nhiều đến cục diện ở Syria cũng như mối tơ nhợ của các nước Trung Đông và không muốn sa lầy ở đó. Mục tiêu của Hoa Kỳ là con hổ Trung Quốc và Gấu Nga. Quyết định rút quân của Trump làm cho Iran, Nga và dĩ nhiên có cả anh chàng Trung Quốc hồ hởi ra mặt, cả 3 anh chàng cùng nhảy vào Syria thêm cả cậu em Thỗ Nhĩ Kỳ.

Nga vốn đã dây dưa ở chiến trường Trung Đông, nhưng mối lo ngại của Trump hiện nay là Trung Quốc. Trung cộng đã công khai bành trướng thế lực của mình ở Trung Đông với chiêu bài cũ rích là sở trường dùng tiền để dụ khị.

TRUNG QUỐC BƯỚC CHÂN VÀO TRUNG ĐÔNG

Trong thời gian qua, Syria đang kêu gọi các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đảm bảo an ninh và cải thiện môi trường kinh tế ở Trung Đông, ngược lại, Bắc Kinh cũng đang chìa bàn tay giúp đỡ Syria bị tàn phá do chiến tranh trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Ả Rập (CASCF).

Bàn về sự hiện diện của Trung Quốc ở Trung Đông, nhà phân tích và chuyên gia kinh tế Syria tại Bắc Kinh là ông Munir Gneim đã đưa ra lời giải thích tại sao Bắc Kinh luôn quan tâm rất nhiều đến các vấn đề Syria.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh đặc biệt đến Syria do vị trí địa – chính trị quan trọng của đất nước này trong khu vực. Về mặt quan điểm chính trị, Bắc Kinh cũng như Moscow đều coi chính phủ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad là hợp pháp và là một đối tác đáng tin cậy, nên cả hai sẽ xây dựng các mối quan hệ kinh tế chiến lược với Syria.

Vào tháng 1/2018 năm nay, Nga đã đã mời Bắc Kinh tham gia Đại hội Đối thoại Quốc gia Syria tại khu nghỉ mát Sochi ở vùng Biển Đen, với vai trò là một quan sát viên. Moscow tin rằng Trung Quốc với địa vị và khả năng tài chính của mình xứng đáng có một vai trò trong quá trình mang hòa bình đến đất nước bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn như Syria.

Trước đây, Trung Quốc đã khởi động sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (BRI) đầy tham vọng, nhằm tái hiện thực hóa “Con đường Tơ lụa trên bộ mới”, tức là một dự án phát triển cơ sở hạ tầng liên lục địa, được đầu tư nhiều tỷ USD, trong đó, Syria được coi là “một đối tác chuyển tuyến”.

Vừa qua, các doanh nhân Trung Quốc đã tới Syria, khám phá các cơ hội đầu tư. Sau đó, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp trị giá 2 tỷ USD cho 150 công ty Trung Quốc.

Trung Đông là con mồi béo bở mà dĩ nhiên Trung cộng sẽ không thể nào bỏ qua và đang từng bước đánh dấu sự ảnh hưởng của mình trong khu vực này.

Về phần mình, Tổng thống Trump tất nhiên nhìn thấy được những điều đó. Và thay vì chọn cách dùng sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Syria cũng như ở Trung Đông, thì ông rút lui và dùng chiến thuật ”Tọa sơn quan hổ đấu” trong thời gian này. Quy luật tự nhiên, có lợi ích thì sẽ có xâu xé, cả Nga và Trung Quốc bên trong vẫn luôn gầm ghè lẫn nhau. Rút lui để bảo tồn ngân sách và lực lượng, đứng ngoài quan sát, theo dõi đối thủ sẽ hành động như thế nào và cho đối thủ xâu xé lẫn nhau, đây mới là chiến thuật lão luyện khôn ngoan của ”cậu bé tóc vàng”. Tất nhiên, Trump cũng không thể nào bỏ qua Trung Đông, trước khi rút lui, Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran để khởi động chương trình ”đóng băng kinh tế” lên Tehran. Nền kinh tế Iran chật vật thở không ra hơi thì lấy đâu tài chánh mà sản xuất, bảo quản và cất giữ võ khí hạt nhân. Lại thêm các cường quốc hạt nhân là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung quốc thì mối lo ngại hàng đầu của Hoa Kỳ là đang là Trung Quốc chứ không phải khu vực Trung Đông. Sắp tới việc dự tính của ông rút quân Mỹ khỏi Afghanistan cũng tương tự như vậy.

Lại nữa, Tổng thống Trump vẫn còn nắm trong tay một chốt cán quan trọng. Đó là đạo luật Quyền lực chiến tranh 1973 (U.S.C. 1541–1548). Dự luật này do Thượng nghị sĩ Jacob K. Javits của bang New York giới thiệu, yêu cầu Tổng thống báo cáo trước Quốc hội trong vòng 48 giờ sau khi cam kết đưa lực lượng vũ trang đến chiến đấu ở nước ngoài và đặt ra thời hạn mà quân Mỹ có thể ở đó mà không cần có sự chấp thuận của Quốc hội là 60 ngày, thời gian rút quân 30 ngày. Như vậy, khi cần kíp, Tổng thống Trump có thể dùng quyền lực này để điều quân vào khu vực Trung Đông. Với tính cách của ông thì quyết định bất ngờ đã không còn bất ngờ nữa. Vậy thì tại sao chúng ta không thể dự đoán tình huống này có thể xảy ra?

Không đơn giản chỉ là cuộc chiến thương mại, Tổng thống Trump đã đặt Trung Quốc vào tầm ngắm không thể dịch chuyển!

Bài Khác