Indonesia: Lo ngại sẽ có thêm đợt sóng thần khi núi lửa Anak Krakatau tiếp tục ‘nhả khói’

Indonesia: Lo ngại sẽ có thêm đợt sóng thần khi núi lửa Anak Krakatau tiếp tục ‘nhả khói’

.

Anak Krakatau vẫn tiếp tục nhả khói . REUTERS/ANTRAFOTO

Người dân ven biển gần núi lửa Anak Krakatau, Indonesia đã được cảnh báo phải tránh xa các bãi biển vì lo ngại có thể sẽ có thêm những đợt sóng thần mới.

Hôm Thứ Bảy, những con sóng khổng lồ đã càn quét các thị trấn ven biển trên đảo Sumatra và Java, khiến ít nhất 281 người thiệt mạng và 1.016 người bị thương.

Người ta cho rằng hoạt động của núi lửa đã gây ra lở đất dưới đáy biển, từ đó tạo ra các cơn sóng giết người.

Chủ nhật, Anak Krakatau tiếp tục phun tro và khói một lần nữa.

Các nỗ lực cứu hộ đang bị cản trở do giao thông gián đoạn nhưng các thiết bị chuyên dụng vẫn tiếp tục được vận chuyển đến các khu vực bị ảnh hưởng để tìm kiếm nạn nhân.

Những cảnh báo nào đã được đưa ra?

Người phát ngôn của Cơ quan Quản lý thiên tai Quốc gia, ông Sutopo Purwo Nugroho, nói trong cuộc họp báo rằng một cơn sóng thần khác có thể xảy ra do núi lửa Anak Krakatau vẫn tiếp tục phun trào.

“Khuyến nghị từ Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý là mọi người không nên tham gia các hoạt động trên bãi biển và tránh xa bờ biển một thời gian,” ông nói.

Hình ảnh vệ tinh của Anak Krakatau phun trào vào tháng 8
Hình ảnh vệ tinh của Anak Krakatau phun trào vào tháng 8

Núi lửa Anak Krakatau được hình thành vào năm 1927 sau khi núi lửa Krakatoa phun trào.

Nhưng ngọn núi này đang có nhiều dấu hiệu hoạt động trong những tháng gần đây và người dân đã được khuyến cáo nên tránh xa khu vực miệng núi lửa.

Hôm thứ Hai, ông Sutopo đã đăng trên Twitter giải thích lý do tại sao không có cảnh báo sớm nào cho các cơn sóng thần.

Ông nói rằng hệ thống cảnh báo sớm của Indonesia được thiết lập để giám sát các trận động đất nhưng không phải là lở đất và phun trào núi lửa.

Nhưng ông nói thêm rằng với 13% núi lửa của thế giới nằm ở Indonesia, việc nước này phát triển hệ thống này là rất quan trọng.

Ông xác nhận không có cảnh báo sớm sóng thần vào đêm xảy ra thảm họa, và nêu thêm các lý do như thiếu kinh phí, hệ thống phao bị phá hoại và các lỗi kỹ thuật đã khiến hệ thống cảnh báo sóng thần không hoạt động kể từ năm 2012.

graphcic

Tại sao sóng thần ngày thứ Bảy nguy hiểm tới vậy?

Sóng thần xảy ra lúc 21:30 giờ địa phương trong ngày nghỉ lễ với rất ít dấu hiệu cho thấy nó có thể xảy ra bởi một trận động đất.

Nước biển đã không rút đi trước đó như khi có sóng thần gây ra bởi động đất và các chuyên gia cho rằng ngay cả khi có phao cảnh báo gần núi lửa, thì thời gian cảnh báo trước cũng là quá ngắn ngủi.

Sóng thần đã phá hủy hàng trăm tòa nhà, quét sạch ô tô và nhổ bật cây ở một số điểm du lịch nổi tiếng bao gồm khu nghỉ mát bãi biển Tanjung Lesung, phía tây Java.

Ban nhạc Seventeen đang biểu diễn trên sân khấu thì sóng thần ập đến
Ban nhạc Seventeen đang biểu diễn trên sân khấu thì sóng thần ập đến

Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy sóng thần ập vào một sân khấu trong khu nghỉ mát, khi ban nhạc rock nổi tiếng của Indonesia Seventeen đang biểu diễn.

Các thành viên của ban nhạc bị cuốn đi khi sóng phá hủy sân khấu.

Presentational grey line

Nguyên nhân gây ra sóng thần?

Jonathan Amos, phóng viên khoa học của BBC

Mọi người trong khu vực đều biết về Anak Krakatau, ngọn núi lửa mới xuất hiện chỉ chưa đầy 100 năm trước. Nhưng những lần ‘cựa mình’ và phun trào của nó được các chuyên gia địa phương mô tả là tương đối nhỏ và không liên tục.

graphic

Tuy nhiên, người ta vẫn biết rằng núi lửa có khả năng tạo ra sóng thần, do việc phun trào có thể dây ra sự dịch chuyển của một khối lượng lớn nước.

Hình ảnh vệ tinh đầu tiên về sự kiện hôm thứ Bảy cho thấy một sự sụp đổ ở sườn phía tây-tây nam của núi lửa. Điều này sẽ khiến hàng triệu tấn đất đá rơi xuống biển, tạo ra sóng về mọi hướng.

Nguồn: BBC

Bài Khác