TẾT DƯƠNG LỊCH… NGÀY ĐẦU NĂM CỦA NHÂN LOẠI !!

Chuly sưu tầm

Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.[1] Ngày năm mới của lịch Gregorius rơi vào ngày 1 tháng 1, cũng là ngày được áp dụng trong lịch La Mã cũ và lịch Julius. Thứ các tháng trong năm là từ tháng 1 đến tháng 12 trong lịch La Mã cổ trong suốt triều đại vua Numa Pompilius khoảng năm 700 TCN, theo như Plutarchus và Macrobius, và được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Ở nhiều quốc gia như Cộng hòa Séc, Italy, Tây Ban Nha, vương quốc Anh và Hoa Kỳ, ngày 1/1 là ngày lễ quốc gia.

Trong thời Trung cổ ở Tây Âu, khi lịch Julian vẫn còn được sử dụng, các nhà chức sắc đã dời ngày năm mới khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm, từ 1 đến vài ngày, chẳng hạn: 1 tháng 3, 25 tháng 3, 1 tháng 9, 25 tháng 12. Những ngày năm mới dần dần chuyển thành dùng ngày 1 tháng 1 trước hoặc trong việc thừa nhận của lịch Gregorius (Adoption of the Gregorian calendar), bắt đầu từ năm 1582.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại lịch khác ở các vùng hay địa phương vẫn tồn tại, cùng với các nghi thức tôn giáo và văn hóa. Ở nhiều nơi (như Israel, Trung Quốc và Ấn Độ) cũng tổ chức năm mới ở các thời điểm được xác định theo các loại lịch khác nhau. Ở Mỹ Latin, việc quan sát các phong tục thuộc về các nền văn hóa bản địa khác nhau vẫn tiếp tục theo các lịch riêng của họ, bất chấp sự thống trị của các nền văn hóa mới gần đây.

Đối với Việt Nam, trước khi dùng Dương lịch, người Việt dùng Âm lịch. Lịch do triều đình soạn và ban hành, dĩ nhiên có chịu ảnh hưởng của khoa thiên văn và phép làm lịch của Trung Quốc. Tết Nguyên đán ở Việt Nam từ xưa cũng theo Lịch Trung Hoa.

Đời vua Lê và chúa Trịnh (thế kỷ 16-18) tên gọi cơ quan làm lịch của triều đình là Tư Thiên Giám. Hàng năm, Tư Thiên Giám soạn sẵn lịch cho năm sau, đến tháng 6 Âm lịch thì viết hai bản thảo, rồi dâng lên vua Lê và chúa Trịnh xin tiền in. Vua xem bản thảo xong, giao cho Trung Thư Giám viết lại, có Tri Giám trông coi việc khắc bản in. Tư Thiên Giám kiểm tra lại các bản khắc rồi mới cho đem in. Trong tháng Chạp, Tư Thiên Giám dâng vua Lê bản lịch mới in xong. Sáng ngày 24 tháng Chạp các quan vào triều làm lễ tiến lịch theo nghi thức do Bộ Lễ quy định rất tỉ mỉ. 

Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng vừa lên ngôi (1820), Bộ Lễ tâu vua xin chọn ngày mồng 1 tháng Chạp thiết đại triều ở điện Thái Hòa để làm lễ ban lịch. Lịch do Khâm Thiên Giám (trực thuộc Bộ Lễ) soạn ra. Năm 1833 triều đình quy định vào tháng 5 Âm lịch, Khâm Thiên Giám ở Huế gửi lịch mẫu ra Hà Nội in để cấp phát cho địa bàn từ tỉnh Ninh Bình trở ra Bắc. Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh do Huế cấp phát. Năm 1940, vua Minh Mạng thay đổi địa điểm ban lịch: thay vì trong điện Thái Hòa thì tổ chức trước Ngọ Môn. Lịch giao về tới làng xã sẽ do các lý trưởng gìn giữ để dân chúng xem chung.

(source from wikileak/vietsciences.free.fr) –

Bài Khác