Chuyên gia pin TQ bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại Mỹ

Chuyên gia pin TQ bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại Mỹ

.


Hongjin Tan người TQ bị cáo buộc ăn ắp bí mật thương mại từ công ty dầu khí Mỹ nơi ông ta làm việc . LINKEDIN

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa bị bắt và bị buộc tội ăn cắp bí mật thương mại từ công ty dầu khí Mỹ nơi ông ta làm việc, theo Reuters.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm thứ Sáu 21/12 rằng vụ trộm cắp bí mật thương mại của Hongjin Tan, công dân Trung Quốc, liên quan đến một sản phẩm trị giá hơn một tỷ đô la.

Hongjin Tan bị cáo buộc đã tải xuống hàng trăm tập tin liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm nghiên cứu và phát triển thị trường năng lượng hạ nguồn.

Ông ta bị cáo buộc dự định sử dụng bí mật này để mang về làm lợi cho một công ty ở Trung Quốc đã mời ông ta làm việc.

Hongjin Tan bắt vào thứ Năm 20/12 tại Oklahoma và sẽ ra tòa vào thứ Tư tuần tới, bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Trang LinkedIn của Hongjin Tan cho biết ông đã làm việc với tư cách là nhà khoa học cho công ty dầu khí của Mỹ Phillips 66 tại Bartlesville, Oklahoma, kể từ tháng 5/2017.

Công ty Phillips 66 cho biết trong một thông cáo rằng họ đang hợp tác với Cục Điều tra Liên bang trong một cuộc điều tra liên quan đến một nhân viên cũ tại “trụ ở của chúng tôi ở Bartlesville”, nhưng từ chối bình luận thêm.

Một báo cáo của FBI cho biết công ty Phillips 66 đã gọi cho FBT này vào tuần trước để báo cáo về hành vi trộm cắp bí mật thương mại và Tan nói với một đồng nghiệp cũ rằng ông ta nghỉ việc để trở về Trung Quốc.

FBI tìm thấy trên máy tính xách tay Tan một thỏa thuận tuyển dụng từ một công ty Trung Quốc chuyên phát triển dây chuyền sản xuất vật liệu pin lithium ion.

Tan truy cập các tập tin về bí mật thương mại trên các hệ thống pin điện thoại di động và pin lithium, FBI cho biết.

Công ty Phillips 66 cho biết họ có một trong hai nhà máy lọc dầu trên thế giới sản xuất các sản phẩm không xác định.

Tan chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển cho chương trình pin và công nghệ pin cho công ty Hoa Kỳ bằng các quy trình độc quyền.

Công ty Phillips 66 nói với FBI rằng họ đã kiếm được khoảng 1,4 tỷ đến 1,8 tỷ đô la từ công nghệ không xác định này.

Nguồn: BBC

Bài Khác