Đã đến lúc giới hoạt động tỏa vào lòng dân

Vũ Thạch 
 

[Ghi chú của tác giả: Bài bạn sắp đọc là suy nghĩ và đề nghị của một nhóm anh chị em đang hoạt động trong nhiều lãnh vực. Để các công việc hiện nay không bị ảnh hưởng hay đứt đoạn bởi nhà cầm quyền, bài viết này được giao cho một người đứng tên đại diện].

Image result for H4Y đứng lên đòi lại uyền Làm Người!

Với tất cả lòng khiêm tốn, xin gởi những dòng này đến các anh chị trong giới hoạt động, từ hoạt động từ thiện đến hoạt động đòi các quyền dân sinh, quyền con người.

Trong thời gian qua, chắc các anh chị cũng nghe nhiều những chia sẻ, đắn đo giữa vòng những người hoạt động: “Tại sao chưa thấy quần chúng tham gia? Nhìn chung quanh vẫn chỉ những khuôn mặt quen thuộc  năm này qua năm khác?”

Và rồi chúng ta lại cũng nghe tại nhiều cuộc đấu tranh tự phát của bà con chống cưỡng chế nhà đất, chống  BOT trấn lột, … những lời than thở, lo âu: “Chúng tôi bị ức chế quá nên đứng lên phản đối thôi chứ không biết đi tới đâu vì có biết luật lệ, tổ chức gì đâu?! Nên cùng lắm cũng mấy bữa rồi đâu lại hoàn đó!”

Nhìn 2 hiện tượng trên, chúng ta thấy ngay có 2 thành phần dân tộc rất có lòng và rất muốn tạo đổi thay tích cực cho đời, cho đất nước, nhưng họ không gặp được nhau. Tại sao vậy?

Có lẽ đã đến lúc chúng ta, những người hoạt động, cần duyệt lại một vòng cách làm việc của mình để tìm cách vươn tay ra đủ xa, đủ để nối với bàn tay của bà con:

  1. Điều dễ nhận ra đầu tiên nếu ôn lại thực tế là hình như chúng ta cứ ráng đi thuyết phục những nhóm bà con “chưa” muốn đấu tranh, rồi chúng ta nản lòng, mà quên mất những nơi đang hừng hực ước muốn chận đứng bất công, đòi quyền sống. Đã đến lúc chúng ta nên chủ động tìm đến giúp những bà con đang đấu tranh rồi hoặc muốn đấu tranh mà không biết cách làm. Trong tình cảnh xã hội hiện nay, bạn chỉ cần nhìn quanh vùng mình đang ở đã thấy đầy rẫy các vụ bất công bất chính và những nạn nhân muốn đòi lại những gì họ bị cướp. Vì vậy, hãy bắt đầu đến với những nhóm bà con sôi sục gần nơi mình sinh sống nhất.
  2. Để giang tay với đến bà con, chúng ta cũng cần thu hẹp bớt mục tiêu của mình lại, để giúp bà con đòi cái mà bà con cần, bà con muốn. Cụ thể là những mục tiêu sát sườn như đòi lại nhà đất, đòi ngưng ngay những hành vi tàn phá, ô nhiễm môi trường, đòi bỏ thuế phí oằn lưng, v.v… Chúng ta không cần cố gắng thuyết phục bà con phải đồng ý với mục tiêu đấu tranh đòi tự do dân chủ như một lời giải tận gốc rễ cho mọi vấn đề. Lý luận đó rất đúng nhưng chưa phải là nhu cầu bức thiết cho sự sống còn của nhiều bà con chúng ta.
  3. Và để tạo bước chuyển tiếp dễ dàng cho nhiều bà con an tâm đứng lên trong tình hình bị trấn áp nặng nề hiện nay, nhiều mặt hoạt động cần được chuyển sang dạng kín đáo, sẵn sàng điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế tại từng nơi, từng vụ việc. Đặc biệt quan tâm đến 3 mặt cụ thể: (1) Tránh gắn thêm màu sắc đấu tranh chính trị lên các cuộc đấu tranh đòi quyền sống, đòi đất đai, …; (2) Nếu không thực sự cần thiết, những khuôn mặt quen thuộc trong giới hoạt động không nên đi đầu trong các cuộc xuống đường, đấu tranh của bà con; và (3) Mọi cuộc gặp gỡ bàn thảo cách làm, mọi cách thức giúp đỡ phương tiện cho bà con cần được giữ kín đáo trong vòng một số nhân sự nhỏ mà bà con tin tưởng. Không quảng bá loại việc này lên mạng.

Rồi khi chúng ta với tay được đến những tập thể bà con muốn đấu tranh, câu hỏi hiển nhiên kế tiếp sẽ là: Chúng ta có thể giúp bà con những gì?

Image result for biểu tình chống đòi quyền sống

Trước hết, có rất nhiều ngõ để đến gặp gỡ, hỗ trợ bà con chứ không chỉ tại các cuộc biểu tình như chúng ta thường nghĩ. Cụ thể như:

  • Những nhóm bà con muốn làm các chuyến cứu trợ từ thiện mà không biết cách làm, không rành địa lý, không biết nhu cầu của các nạn nhân.
  • Những nhóm công nhân muốn học cách nối kết kín đáo để tranh đấu đòi hỏi quyền lợi chung mà không biết hỏi ai.
  • Những nhóm bà con nông dân muốn biết các cách tổ chức tự vệ tập thể để chống cướp nhà cướp đất nhưng không biết làm thế nào mới không vi phạm pháp luật và không tạo cớ cho công an bạo hành.
  • Những nhóm nạn nhân khốn khổ vì các công ty tàn phá môi sinh, xả chất thải ra môi trường mà không biết phải bắt đầu từ đâu để chận đứng cái chết từ từ này; không biết làm sao nối kết với các tổ chức bảo vệ môi sinh quốc tế.
  • Những nhóm bà con muốn quảng bá các khổ nạn của mình lên truyền thông, lên mạng nhưng không biết nhờ ai hướng dẫn, huấn luyện. Bà con sẵn sàng trả lời nhưng không biết làm sao kéo được báo đài đến phỏng vấn.

Chỉ mới liệt kê vài lãnh vực, chúng ta đã thấy ngay hầu như mọi tài năng của các anh chị trong giới hoạt động đều có chỗ dùng và bà con rất cần; miễn là chúng ta chịu mở rộng ra hơn là chỉ các mục tiêu đấu tranh chính trị; và rộng hơn ra hơn là chỉ hình thức biểu tình.

Xin tạm chia làm 3 cấp giúp đỡ mà giới hoạt động chúng ta có thể làm:

  • Cấp dễ nhất: giúp phương tiện tài chính và kỹ thuật, như tặng điện thoại di động, tặng gạo mắm, hướng dẫn bà con cách liên lạc an toàn, cách thu hình bằng điện thoại và gởi lên mạng, v.v…
  • Cấp khó hơn: giúp các kiến thức chuyên môn, như một số điều luật để đối đáp với CA địa phương liên quan đến quyền thu hình, quyền đòi giấy tờ chứng minh công an, đặc biệt nếu mặc thường phục, quyền không đi “làm việc” ngoài giờ hành chính, quyền im lặng, quyền có luật sư, … Kiến thức về tác động của từng loại chất ô nhiễm độc hại và cách thu thập chứng cứ để tố cáo trước các diễn đàn quốc tế, tòa án quốc tế, …
  • Cấp khó nhất: giúp bà con lên kế hoạch hành động đấu tranh bất bạo động bài bản, không vi phạm pháp luật, có khả năng kéo dài, hội tụ được nhiều người, và khi nào nên tiến lúc nào nên lùi, ….

Như các anh chị thấy đó. Chỉ duyệt sơ qua tình hình như trên, chúng ta đã thấy có quá nhiều cơ hội để chúng ta đóng góp phần mình. Không hề có chuyện bí lối.

Hãy lên đường các bạn ơi! Kéo theo nhiều người cùng làm và bắt đầu bằng việc gì dễ nhất trong tầm tay. Để rồi mỗi người chúng ta đều thấy: giúp người chính là giúp mình. Giúp được bà con bớt khổ đau, ta cũng là người cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy giá trị đời mình tăng lên. Giúp được đất nước thoát khỏi ô nhiễm, gia đình ta cũng thoát được cái chết đau đớn bên bệnh tật hiểm nghèo.

Và quan trọng hơn cả, chỉ khi đủ số đông dân tộc đoàn kết lại vì những nhu cầu sát sườn, ta mới có lực lượng để tiến hành những việc tạo đổi thay chính trị, xã hội căn bản ở tầm vóc quốc gia. Sự đoàn kết đó phải bắt đầu bằng sự bung ra của giới hoạt động, tỏa vào lòng dân.

Vũ Thạch, 15/9/2018

 

Khi Việt nam và Tàu “một Tổ quốc, một Văn hóa”

Nguyễn Thị Cỏ May

Một mặt trận hai kẻ thù

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.

Trong gần đây, nhiều người nói tới năm 2020, Việt nam sẽ lệ thuộc Tàu(*) vì sẽ trở thành “một vùng tự trị” hay “một tỉnh lẻ” của Tàu . Khi nói về ngày mai này, người ta nhắc lại «Hội nghị Thành Đô» tuy văn bản qui định việc này, không biết có ai thấy không?

Nhưng nói về «ảnh hưởng đậm» hay «lệ thuộc» Tàu thì trong nhiều sách vở và báo chí của chế độ, không thiếu những lời như «Việt nam và Trung quốc sông liền sông, núi liền núi» hoặc «môi hở răng lạnh» và, nhứt là «Tổ quốc xã hội chủ nghĩa», hay lời của Trường Chinh kêu gọi người Việt nam hảy bỏ chữ quốc ngữ vì chữ này là của thực dân đem tới, không phải chữ của ta, hảy trở về học chữ hán(**), còn trongsách vở xưa, thì «Việt nam và Tàu đồng văn, đồng chủng » . Thực tế sẽ ra sao, chúng ta hảy chờ trả lời. Chỉ còn 2 năm nữa mà thôi .

Ngày nay, có điều chắc chắn, rõ ràng, ai cũng có thể ghi nhận không cần bàn cãi là hướng đi của Việt nam do đảng cộng sản lèo lái vẫn lấy Tàu làm khuôn vàng thước ngọc. Việt nam phải giống Tàu, phải bám theo sát Tàu. Tập Cận-bình là chuẩn mực. Qua 2 lần tuyên bố của Trọng, vào tháng 1-2018, trước Quốc Hội và đông đảo các nhà báo: “những đảng viên đòi đa nguyên đa đảng, từ bỏ xã hội chủ nghĩa, đòi thực hiện Tam quyền phân lập là bị tác động bởi bọn phản động, phải bị khai trừ ra khỏi đảng”, và tiếp theo, trong tháng 7, nặng lời hơn: “Những kẻ đòi đa nguyên đa đảng, từ bỏ CNXH, đòi Tam quyền phân lập, đều là bọn bất hảo” (chớ không phải kẻ có lý luận như Trọng), ai cũng nhận thấy đường lối lệ thuộc Tàu của Trọng thể hiện rất rõ: «Việt nam với Tàu là một . Một chế độ, một văn hóa … » .

Giờ đây, chúng ta thử hình dung cái « một » đó là gì, như thế nào, qua chánh sách của Tập Cận-bình?

Không thể dân chủ hóa chế

Theo Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, chuyên viên về Tàu, nhận xét mang tính kết luận «Ở Tàu, cá nhơn làm giàu và tiêu thụ là ưu tiên, trước sự cần nới rộng tự do và những quyền chánh trị» .

Trong quyển sách mới xuất bản (Demain la Chine : Démocratie ou Dictature ?, Gallimard, Paris, 3/2018), ông Cabestan cho rằng khả năng của dân chúng tàu thích nghi và sự đồng thuận trong nội bộ đảng cộng sản để duy trì quyền lực là sẽ không cần phải thay đổi chế độ hiện tại. Mặc dầu như vậy là không phù hợp vói xu thế thời đại, xung đột mạnh với nền dân chủ tây phương. Nhiều học giả Tàu cũng lo ngại nghĩ rằng chánh trị và xã hội được tự do để lần lần sẽ dân chủ hóa chế độ là điều khó tránh làm cho đất nước bị xáo trộn, mất ổn định

Sau Đại hội đảng cộng sản tàu thứ XIX đưa Tập Cận-bình lên làm Hoàng đế Tàu suốt đời, phân tách những khả năng thích nghi và đổi mới của một chế độ, ông Cabestan quả quyết Tàu «không thể dân chủ hóa» được. Chẳng những «dân chủ hóa không thể được», mà ông còn cho đó, đúng hơn, là một «chế độ độc tài».

Nói đó là một chế độ độc tài vì quyền lực thật sự được thể hiện ở con người Tập Cận- bình, đứng đầu một đảng duy nhứt cai trị nước Tàu theo một mô hình đổi mới độc đoán.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều nước cộng sản đã lần lược thay đổi theo dân chủ. Nhưng Tàu là trường hợp khá đặc biệt … Ngoại lệ chăng? Liệu Tàu sẽ đứng vững được bao lâu khi Tàu hoàn toàn không nghĩ tới từng bước tiến lên theo hướng dân chủ trong lúc thế giới tranh chấp nhau với những ý hệ ngày càng công khai?

Tập Cận-bình chủ trương mở cửa ra thế giới, tiếp xúc với những nước dân chủ nhưng vẫn chống lại những nước này, tìm cách áp đặt tương quan lực lượng có lợi cho mình . Tập tìm cách xuất cảng mô hình tàu ra thế giới, nhứt là nhắm những nước kém mở mang . Không phải chỉ để bảo vệ chế độ hay củng cố tính chánh thống của chế độ, mà đó chính là tham vọng bá chủ thế giới của Tập Cận-bình .

Khi nói dân chủ, người Tàu cũng nói họ có dân chủ. Chế độ ở Tàu của họ là chế độ dân chủ. Thứ dân chủ tốt hơn dân chủ tư bản cả vạn lần. Nhưng thứ gọi là dân chủ ở Tàu đó lại từ chối nhơn quyền, từ chối những quyền căn bản như quyền bầu cử tự do, quyền lập đảng, tự do thông tin, tự do phát biểu, công khai ngân sách của đảng cộng sản,…

Đừng quên mô hình độc tài của Liên-xô. Chế độ tàu là một copie lénino-staliniste : 1 đảng duy nhứt lãnh đạo toàn diện và triệt để, chọn đảng viên « uu tú » (cốt cán) cầm quyền, đàn áp mọi chống đối, nhứt là không tha những người có ý muốn thay đổi chế độ theo dân chủ tự do thật sự.

Kinh tế phát triển, Tàu sẽ thay đổi theo dân chủ?

Tuy ngày nay, chế độ độc tài ở Tàu không còn như trước khi bức tường bá linh sụp đổ nhưng đó vẫn là một chế độ cực kỳ phản động . Thật ra chế độ cộng sản là phản động.

Nhiều nhà phân tách cho rằng tham nhũng và khủng hoảng kinh tế như tăng trưởng xuống, công nợ tăng, thât nghiệp đông, sẽ làm cho chế độ sụp đổ . Thật ra khả năng thích nghi của dân chúng sẽ giúp chế độ tồn tại . Nhứt là giới dân chúng biết dựa vào chế độ làm giàu vẫn là lực lượng bảo vệ chế độ vững mạnh . Đồng thời Tập quan tâm thực hiện những thay đổi kinh tế nhưng vẫn lo sợ những nhà đầu tư tư nhơn sẽ gây ra nhiều rủi ro cho chế độ nên Tập càng kiểm soát đảng chặt chẽ hơn.

Ngày nay, Tập biết mình có nhiều kẻ thù nên Tập phải tìm cách nắm trọn quyền lãnh đạo trong tay suốt đời. Buông đảng ra là chết . Chỉ yên tâm khi nào Tập loại được hết kẻ thù, đào tạo một thế hệ nối tiếp biết trung thành với Tập . Nhưng liệu toan tính này có vượt quá tầm tay một cá nhơn hay không?

Tóm lại, nhìn vào thực tế ở Tàu, người ta thấy rõ đó là chế độ độc tài nhưng sẽ bền vững nhờ ở khả năng biết thích ứng của đảng, kiểm soát được xã hội, và dân chúng thấy yên lòng, sống được, còn có lắm kẻ làm giàu . Điều này trước đây, mơ cũng không có . Và hơn hết, dân Tàu không biết dân chủ, văn hóa tàu không có dân chủ . Người Tàu chỉ biết mong đợi ở một minh quân nên ở Tàu không có sự đòi hỏi dân chủ, tự do quan trọng trong dân chúng.

Tàu và Việt nam là « một », thì hi vọng chế độ ở Việt nam sẽ thay đổi chỉ khi nào dân chúng việt nam hiểu dân chủ, cần đòi hỏi dân chủ, để tự mình cai trị chính mình, tự mình giữ gìn và bảo vệ đất nước nguyên vẹn cho mình.

Về văn hóa, tuy ngày xưa, học chữ nho, học văn hóa tàu nhưng cái học đã được việt hóa rất căn bản nên giữa 2 nền văn hóa vẫn có nhiều khác biệt .

Một Văn hóa

Những người học chữ nho thời xưa theo lối nhồi sọ của Tống nho, không kịp suy nghĩ, đều nằm lòng Việt nam và Tàu «đồng văn, đồng chủng» . Trân trọng chữ tàu vì đó là chữ của thánh hiền. Thấy một miếng giấy chữ tàu lăn lốc trên mặt đất vội lượm lên đem đốt. Không dám bỏ bậy.

Ngày nay, chữ tàu, tiếng tàu bắt đầu xuất hiện ở Việt nam rộng rãi với một ưu thế mới. Học tiếng tàu như một ngoại ngữ là bình thường, không mang ý nghĩa lệ thuộc văn hóa. Nhưng nếu người Việt nam tiếp thu văn hóa tàu theo tinh thần tống nho thì sự lệ thuộc này mới kinh khủng hơn mất đất do dời cột móc biên giới, mất đảo, mất biển, …Mất văn hóa là mất chính người Việt nam!

Thật ra văn hóa tàu có mặt đẹp của nó nên nó mới tồn tại tới ngày nay. Nhưng về chánh trị, Tàu có những tấm gương tuân phục vua/tôi vô cùng rùng rợn. Khi lệ thuộc văn hóa thì dĩ nhiên Việt nam sẽ phải được học thứ văn hóa chánh trị này để thể hiện ý nghĩa «một văn hóa» theo chánh sách xâm lược cố hũu của Tàu ..

Đây, Cỏ May tôi xin kể một câu chuyện lịch sử tàu để minh họa thứ văn hóa chánh trị ghê rợn của Tàu .

Chuyện kể :

«Vua Tề hoàn Công nhờ có Quản Trọng, Bảo thúc Nha và nhiều trung thần hào kiệt giúp sức nên đã dựng lên cơ nghiệp bá vương, xứ sở cường thạnh, dân chúng ấm no. Quản Trọng được mọi người kính trọng và biết ơn, Tề Hoàn Công đã coi ông như một người cha và luôn gọi ông là Trọng Phụ, và không cho phép mọi người gọi tên huý hoặc tên thật của Quản Trọng. Cùng làm việc trong cung đình, còn có nịnh thần như Thụ Điêu, Dịch Nha và Khai Phương.

Thụ Điêu thì tự thiến mình để xin vào cung hầu hạ, vì thế vua rất cảm động và thương yêu cách đặc biệt.

Dịch Nha có tài nấu ăn và là người nấu ăn riêng của vua. Một hôm vua nói, các món sơn hào hải vị và trân châu bát bửu ta đều đã dùng qua, có món đã làm ta thật chán. Chỉ duy có món thịt người là ta chưa được nếm thử bao giờ.

Ngay ngày hôm sau, Dịch Nha liền dâng lên vua một món thịt chế biến rất hấp dẫn. Ăn xong, nhà vua hết lời khen ngon và hỏi thịt gì. Dịch Nha nói, “đó là thịt đứa con 3 tuổi của hạ thần».

Thứ văn hóa chánh trị tuân phục vì quyền lợi riêng tư này thật kinh khủng. Ngày xưa, để làm vui lòng nhà vua muu cầu quyền lợi cho mình, Dịch Nha đã không ngần ngại làm thịt con dâng cho nhà vua đổi món ăn. Điều này, về ý nghĩa chánh trị, không khác gì lắm khi trước đây Hồ Chí Minh đã long trọng «sông liền sông, núi liền núi» và «môi hở răng lạnh», theo sát tàu, trước sau chỉ nhằm thực hiện tham vọng lãnh tụ, phục hận quá khứ gia đình . Tới Lê Duẩn xua mười triệu thanh niên Việt nam vào lửa đạn(***) cũng chỉ để « phục vụ Liên-xô và Trung quốc ». Ngày nay, Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản sẵn sàng đem đất nước dâng cho vua tàu Tập Cận-bình để đổi lấy sự giàu có .

Bắt đầu từng bước thực hiện thứ văn hóa chánh trị tuân phục, Trọng đã mở rộng cửa cho Tàu tràn ngập qua Việt nam, cho thiết lập khắp nơi nhà máy Tàu thảy chất dơ phà hủy môi trường đất nước, bán những vùng đất quan trọng về chiến lược cho Tàu khai thác đời đờ .

So sánh với giết con, tự thiến của thời xưa để được làm quan thì tội ác của Hồ Chí Minh, của Lê Duẩn, của Nguyễn Phú Trong sau này mới thật là tày Trời hơn cả vạn lần . Đặc tính của thứ văn hóa chánh trị tàu xưa nay vốn ác. Nhìn lại chế độ Mao để đừng quên có 80 triệu người Tàu chết, từ vạn lý trường chinh, những bước đại nhảy vọt đến cách mạng văn hóa .Vậy khi Việt nam lệ thuộc Tàu, cái ác đó chắc chắn sẽ được đem áp dụng ở Việt nam để giử sự lệ thuộc, đời sống dân chúng sẽ lầm than đến đâu ? Như dân Tây Tạng, dân Ngô Duy Nhỉ?

 

Nguyễn thị Cỏ May

16/9/2018

Related posts