Mỏ dầu khí Mèo Trắng Đông-1X và các lô 05-1b & 05-1c nằm ở đâu?

Nhật khai thác các lô 05-1b & 05-1c nằm ở đâu? Các đường vạch đỏ phân biệt ránh giới khu vực EEZ của Việt Nam một cách tương đối. Khu vực biển EEZ VN gọi là Biển Đông. Khi Trung Hoa Dân Quốc vẽ đường lưỡi bò dường như không xâm phạm vào khu vực này. (Tư liệu của Văn Hóa)

Đầu tháng 8, 2018, hai sự kiện lớn liên quan đến các mỏ dầu khí trong thềm lục địa VN:

Ngày 9/8/18, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết vừa có phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông-1X (do Liên doanh Việt Nga Vietsopetro tìm kiếm).

Hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Teikoku Oil ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, vào ngày 31/7/2018 để triển khai dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt.

Trong các bản tin đưa ra, vị trí chính xác của các mỏ dầu khí vừa phát hiện và sắp sửa được khai thác, có rơi vào đường lưỡi bò 9 đoạn, hay nằm hoàn toàn trong vùng EEZ của Việt Nam, hoặc nằm “lơ lửng” giữa lưỡi bò và EEZ.

Vị trí các mỏ dầu khí mà Việt Nam hợp đồng khai thác với các tập đoàn dầu khí quốc tế trở thành đề tài tranh chấp chính trị và kinh tế đối với Bắc Kinh.

Cũng có thể nó liên quan tới các thỏa thuận về hiệp ước COC mà Asean và Trung Quốc gấp rút hoàn thiện ở giai đoạn cuối.

Người ta hy vọng nghị hội Asean + TQ về COC cuối cùng sẽ có các quy định cụ thể về ranh giới các vùng biển của các quốc gia ven biển Đông Hải.

Thế nhưng, ý kiến của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu rõ lập trường của Washington rằng bất kỳ Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nào giữa ASEAN và Trung Quốc cũng cần thể hiện những quan ngại và quyền của các bên thứ 3.

Chưa có thể biết rõ ý kiến của các bên thứ 3 như thế nào về “tình hình thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường” sắp tới diễn ra ở Đông Hải (East Ocean hay Asia Ocean rộng khoảng 3,5-3,6 triệu km2).

image002image003

Mỏ Repsol nằm lơ lửng giữa đường lưỡi bò và EEZ VN. Bản đồ nguồn Bill Hayton.

image004image005

Các lô 05-1b & 05-1c dường như nằm ở phía nam Cà Mau ngoài khơi ranh giới vùng biển Nam Trường Sa và Vịnh Thái Lan ( dự đoán do sự hạn chế của bản đồ). Nếu đúng như vậy, và rút kinh nghiệm vụ va chạm “chính trị dầu mỏ” giữa VN – Repsol – TQ, sẽ không có chuyện va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam khi Nhật Bản và Petro VN cùng khai thác mỏ dầu khí nằm ở khu vực này.

 

Khi Việt Nam vẽ các bản đồ dầu khí (hầu hết nằm trong thềm lục địa VN), họ đã đo lường vị trí “lơ lửng” giữa đường lưỡi bò và EEZ. Khu vực ” lơ lửng” Văn Hóa tạm gọi là vùng “phi lãnh hải”. Cho đến nay chưa có bộ luật nào quy định chính xác các vùng “phi lãnh hải” đối với các nước ven biển Đông Hải như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia.

Người ta hy vọng nghị hội ASEAN + TQ về COC cuối cùng sẽ có các quy định cụ thể về ranh giới các vùng biển của các quốc gia ven biển Đông Hải (East Ocean or Asia Ocean rộng khoảng 3,5-3,6 triệu km2). 

Nguồn: Văn Hóa 

Liên Quan