Tập cận Bình và Joe Biden: hai biện pháp, một mục đích

October 11, 2021luongtruongBình Luận0

Đại-Dương: –Bài MộtSiêu cường duy nhất Hoa Kỳ thời Joe Biden-Kamala Harris và một cường quốc mới nổi, Trung Cộng, tuy có hệ thống chính trị khác nhau mà cùng chung đích: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.

COVID-19: America, China and the Conspiracy War – The Cairo Review of Global Affairs

Giấc Mộng Trung Hoa được Chủ tịch Tập Cận Bình công khai tiến hành từ khi cầm quyền năm 2012 qua các chính sách “trẻ trung hoá Trung Hoa, chuỗi cung ứng toàn cầu, công xưởng thế giới, Xã hội Chủ nghĩa Đặc sắc Trung Cộng, bành trướng bá quyền”. Mục tiêu tối hậu của Tập Cận Bình thống trị thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo điều kiện của từng Châu Lục.

Vì thế, Tập Cận Bình muốn thâu tóm thiên hạ, không chỉ bằng biện pháp quân sự như Chủ tịch Mao Trạch Đông mà toàn diện nhằm loại trừ bất cứ yếu tố chống đối nào ở trong nước hoặc hải ngoại.

Giấc Mộng “Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ” được Tổng thống Joe Biden công khai mô phỏng theo các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) nên được giới chính trị gia và truyền thông Âu Châu nhiệt liệt ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020.

Do đó, Joe Biden tìm mọi cách để loại trừ nền chính trị Cộng Hoà vốn ăn sâu, bén rễ từ khi Hiến pháp Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 1789 với ba từ ngữ đầu tiên “We the People” chứng tỏ Chính phủ dựng lên để phục vụ công dân. Bản Hiến pháp này đã được tham khảo rộng rãi khắp thế giới. Cho tới nay Bản Hiến pháp của Hoa Kỳ đã có thêm 27 tu chính án nhằm hoàn thiện nền chính trị của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà không cần thay đổi Hiến pháp sau mỗi biến cố chính trị như từng xảy ra nhiều nơi trên thế giới.

Tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTC), Tổng bí thư Tập Cận Bình tuyên bố: “Trong hơn một trăm năm qua, ĐCSTC đã đoàn kết và lãnh đạo nhân dân viết nên chương hào hùng nhất trong lịch sử hàng thiên niên kỷ của dân tộc Trung Cộng”. Đúng vậy không?

Trên phương diện kinh tế

Số liệu của Trading Economics ghi nhận năm 2020, GDP của TQ chiếm 13% toàn thế giới so với 51% thời vua Càn Long (1711-1799), thời Cộng hòa Trung Hoa 1911 được 27% rớt xuống 12%. Nhưng, khi ĐCSTQ lên cầm quyền (1949) chỉ còn 5.5% và vào 2003 dưới 4% trên toàn cầu. Chính sách Đại nhảy vọt (1958-1962) của Mao Trạch Đông dẫn tới nạn đói lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Chính sách một con dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng gia tăng (theo GS Nancy Qian).

Giáo sư Michael Beckley thuộc Đại học Tufts của Mỹ nói “Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng đã giảm hơn một nửa và năng suất lao động giảm 10%. Đồng thời, nợ công đã tăng gấp 8 lần, đạt mức 335% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2020. Trung Cộng không có nhiều hy vọng sẽ đảo ngược được những xu hướng này”.

Về phương diện chính trị, xã hội

USA vs China: A new Cold War? | To the point - YouTube

Nền văn minh Trung Hoa 5000 năm là cái nôi của Đạo giáo và Nho giáo, nơi các tinh thần “vô vi nhi trị” của Đạo gia, và “lấy Đức trị quốc” của Nho gia được nhiều đời hoàng đế tôn sùng và áp dụng vì ý thức được “nước có thể đẩy thuyền cũng có thể lật thuyền” nên lo cho quốc thái dân an.

Nguyên Quốc vụ khanh Canada, David Kilgour phát biểu năm 2015: “Nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi cho phần đông dân chúng mà ĐCSTC cứ 10 năm lại đàn áp khốc liệt một nhóm người: giai đoạn (1950-1989) tiến hành 3 chiến dịch Đại Nhảy Vọt đã làm khoảng 40 triệu người chết đói; Cách mạng Văn hóa (1966-1976) giết thêm 2 triệu người; Thiên An Môn 1989 hơn 10,000 người dân vô tội chết oan”.

Năm 2020, SARS-CoV-2 khởi nguồn từ Thành phố Vũ Hán đã phát tán khắp thế giới làm 4.8 triệu người chết. Nhưng, Trung Cộng không cho phép chuyên gia dịch-tễ-học quốc tế trực tiếp tìm hiểu nguồn gốc để điều trị chính xác;  đó là một tội ác chống-nhân-loại khủng khiếp của Tập Cận Bình.

Dù cố che giấu mọi tội ác bằng hệ thống tuyên truyền đồ sộ. Nhưng, thống kê của website Thoái Đảng (Tuidang), tính đến cuối tháng 9 năm 2021, đã có gần 350 triệu người Trung Hoa đã ra khỏi ĐCSTC và các tổ chức liên đới.

Trên phương diện ngoại giao

Joe Biden - người 'thấu tâm can' ông Tập - VnExpress

Joe Biden & Tập C. Bình

Hồi 31/05/2021, Tập Cận Bình tuyên bố “lãnh đạo các cấp phải nỗ lực tô đắp hình ảnh Trung Cộng đáng tin, đáng yêu và đáng kính, kể chuyện tốt về Trung Cộng”. Kurt Campbell, điều phối viên các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đã tuyên bố, “Bắc Kinh gần đây ngày càng trở nên hung hăng và gây thù chuốc oán với nhiều nước”.

Sau lần “họp kín” thường niên năm 2021 tại Bắc Đới Hà, cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu Tập Cận Bình phải công bố tên người sẽ kế nhiệm trong kỳ Đại hội Đảng vào năm 2022 buộc TCB phải mở cuộc thanh trừng rộng lớn.

Trước ngày Quốc khánh 1 tháng 10, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân (Sun Li Yun) bị buộc tội “nâng cao tham vọng chính trị” mặc dù đã lập đại công trong việc trừng trị Pháp Luân Công vô cùng tàn ác, kể cả 80,000 người chết vì theo triết lý “hữu thần”; và các vụ đàn áp chính trị giấu mặt ở Hồng Kông.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp kiêm Cục trưởng Công an Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua), đang bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”. Phó Chính Hoa từng cầm đầu cuộc điều tra dẫn tới án tù chung thân cho nguyên Bộ trưởng An ninh Chu Vĩnh Khang.

TCB đòi hỏi cán bộ phải “trung thành tuyệt đối, trong sạch tuyệt đối, đáng tin cậy tuyệt đối” nên Tổng thư ký Ủy ban Chính Pháp của ĐCSTC, Trần Nhất Tân (Chen Yixin) cảnh cáo “phải nạo nọc độc đến tận xương tủy”. Còn nhiều vụ thanh trừng sẽ tiếp diễn trước Đại hội Đảng năm 2022.

Báo Le Monde đề cập đến “chiến lược gây ảnh hưởng của Trung Cộng trong đại học Pháp nhằm vô-hiệu-hoá kẻ thù và thu thập những dữ liệu khoa học”.

Mạng lưới 525 Viện Khổng Tử khắp thế giới mà Pháp có 17 nhằm bóp méo, mua chuộc và hoạt động tình báo. Chúng điều khiển du học sinh thực hiện nhiệm vụ: nhào nặn hình ảnh Trung Cộng và thu thập dữ liệu khoa học, ưu tiên cho công nghệ, kỹ thuật, cơ khí. Nước Pháp hiện có 47,500 du học sinh, đông nhất so với các nước khác. Chương trình 1,000 tài năng làm cho các nhà nghiên cứu lệ thuộc vào Bắc Kinh về tài chính hoặc chuyên môn nên Thượng viện Pháp đã đưa ra 26 khuyến nghị buộc các nhà nghiên cứu phải báo cáo những nguồn tài trợ trực tiếp và gián tiếp từ các nước ngoài Châu Âu cho các luận án, nghiên cứu hậu tiến sĩ và các công bố khoa học. Họ không chấp nhận Trung Cộng muốn rút ngắn khoảng cách khoa học bằng biện pháp đánh cắp tràn lan.

Tổng thống Joe Biden khoe đã cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình tôn trọng Thỏa thuận Đài Loan năm 1979 bị Reuters đặt câu hỏi “Biden sẽ làm gì nếu TCB không tôn trọng cam kết như với Hồng Kông”.

Tóm lại, chính sách hiện nay của Tập Cận Bình: (1) Triệt hạ mọi đối thủ chính trị để ngồi vững trong nhiệm kỳ thứ ba. (2) Thâu tóm quyền lực kinh tế về cho quốc doanh, một hình thức “đánh tư sản mại bản”; đem mối lợi về cho đồng bọn cầm quyền. (3) Đánh bại các cường quốc trên thế giới để thực hiện Chủ nghĩa Xã hội Đặc sắc Trung Cộng thống trị toàn cầu.

Trong khi đó Tập đoàn Joe Biden-Kamala Harris quyết lèo lái con thuyền Mỹ vào con đường Chủ nghĩa Xã hội Mỹ.

Thứ nhất, chi tiêu xả láng sẽ đẩy Hoa Kỳ rơi vào trường hợp “nghèo cấp tốc”, suy thoái sản xuất. Hai Thượng nghị sĩ Joe Manchin và Kyrsten Sinema của Đảng Dân Chủ cương quyết không ủng hộ ngân sách 3.5 ngàn tỷ USD cho Dự luật hạ tầng cơ sở, chỉ chấp nhận 1.5 ngàn tỷ nên chưa được thông qua.

Biden kêu gọi phe Dân Chủ hạ xuống mức 1.9 hoặc 2.4 ngàn tỷ USD. Trong khi phe Cộng Hoà cho rằng cơ sở hạ tầng chỉ chiếm 9% trong Dự luật và những món chi tiêu khác không có giá trị kinh tế mà chỉ làm cho xã hội nghèo hơn.

Thứ hai, một điều ít người lưu tâm đến thành quả của các nước theo Chủ nghĩa Xã hội tiến bộ ở Châu Âu. Người Châu Âu không nên hãnh diện về nền kinh tế của họ, kể cả Nhật Bản và Nam Hàn, chỉ phát triển nhanh chóng dưới chiếc dù che an ninh của Hoa Kỳ. Chi phí cho an ninh quốc gia luôn luôn cao nhất trong ngân sách chính phủ.

Phe Trung Cộng-Nga-Iran đang lôi kéo các nước vào quỹ đạo chống lại Hoa Kỳ. Thế giới sẽ được tự do hay lệ thuộc dưới sự lãnh đạo của Nhóm này?

Đối phó quyết liệt, hoặc kéo cờ trắng, hoặc đi hàng hai sẽ định hình tương lai của nhân loại?

Đại-Dương

◘◘◘

BÀI 2: CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ-TRUNG

Đại-DươngBài Hai– Tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng căng thẳng khi tranh cãi ngoại giao leo thang gay gắt, đồng thời với các biện pháp chuẩn bị chiến tranh. Không nước nào muốn bị rơi vào trường hợp bất ngờ. Chưa thấy dấu hiệu Bắc Kinh hoặc Hoa Thịnh Đốn thực hiện các biện pháp ngăn chặn!!!

Susan Thornton (@suea_thornton) | Twitter

Trong bài “There Will Be a U.S.-China Cold War” đăng trên tờ The National Interest ngày 3 tháng 10 năm 2021, chuyên gia về những vấn đề toàn cầu, Paul Heer đã đánh giá tình hình giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ hiện nay xem ra có phần nghiêng về phía Bắc Kinh: “Cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung chú trọng tới các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, chính trị mà Bắc Kinh không tìm kiếm quyền bá chủ toàn cầu, xóa bỏ nền dân chủ hay tiêu diệt chủ nghĩa tư bản”.

Nhận xét của Paul Heer không sát thực tế: (1) Bắc Kinh tăng cường việc chế tạo các phương tiện chiến tranh hiện đại rầm rộ nhất. (2) Hải quân, Hải cảnh, Dân quân biển của Trung Cộng thường xuyên đe doạ láng giềng gần như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. (3) Bắc Kinh đe doạ “quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng biển quốc tế. (4) Các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như đội ngũ “chiến lang” đều thể hiện khát vọng “lãnh đạo thế giới” toàn diện.

Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung từng bước xuất hiện qua các hoạt động tăng cường trong mọi lãnh vực  cuộc sống nhân loại. Bắc Kinh không che giấu mưu đồ thống trị thế giới. Chưa có nước nào trên thế giới đủ sức ngăn chặn tham vọng vô bờ của Trung Cộng, ngoại trừ Hoa Kỳ. Vậy thì, nên có hành động hữu hiệu chống Trung Cộng thống trị hoặc nằm chờ chết?

Trong bài “Beijing and the UN, 50 Years On” do báo The Diplomat xuất bản ngày 1 tháng 10 năm 2021, Tác giả Rosemary Foot biện minh cho thái độ của Bắc Kinh sau khi thay thế Trung Hoa Dân Quốc ở Liên Hiệp Quốc từ 29/10/1971 vì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (PRC) chiếm tới ¼ dân số thế giới. Quỹ Ủy thác Hòa bình và Phát triển do Trung Cộng và Liên Hiệp Quốc thành lập năm 2016 với cam kết tài trợ 200 triệu USD cho LHQ trong vòng 10 năm.

Thực tế, hoạt động của Bắc Kinh sau khi gia nhập LHQ nhằm vào mục đích thay đổi luật chơi quốc tế sao cho phù hợp với chủ trương thống trị toàn cầu. Bắc Kinh lập một lực lượng gìn giữ hoà bình 8,000 người trực thuộc LHQ với mục đích thu thập tin tức và quảng bá chính sách của Trung Cộng ở quốc gia hoạt động. Ngược lại, tiếp tục áp bức hoặc tước đoạt quyền sống của các dân tộc láng giềng. Công dân Trung Cộng hiện cũng đứng đầu ba cơ quan chuyên môn như Bộ Kinh tế và Xã hội (DESA) của LHQ. Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố “Trung Cộng sẽ dẫn đầu việc cải cách hệ thống quản trị toàn cầu”!!!

Theo dõi mọi hoạt động và phát biểu của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Cộng (CCP) dễ thấy tham vọng lật đổ siêu cường duy nhất thế giới, tức Hoa Kỳ. Nền “ngoại giao phong bì” đã giúp Bắc Kinh thêm nhiều đồng minh và đối tác trên con đường dẫn tới thống trị toàn cầu.

Về quân sự, Trung Cộng đang có tốc độ chế tạo phương tiện chiến tranh cao nhất thế giới, cố tình che giấu kho vũ khí nguyên tử để đứng ngoài các Hiệp ước tài giảm vũ khí nguyên tử mà sản xuất Hoả tiễn hành trình tầm trung.

Every Nuclear Bomb Explosion in World History - YouTube

Trên thế giới hiện nay có 9 quốc gia đã thủ đắc số lượng vũ khí nguyên tử: Hoa Kỳ 5,550 được bố trí 1,700 so với Nga 6,257-1,600; Pháp 290-280; Anh 225-120 dự trù tăng lên 260. Các quốc gia không cho biết số đầu đạn được bố trí gồm Trung Cộng 360, Pakistan 195, Ấn Độ 190, Bắc Hàn 45, Israel 90.

Mùa Thu 2019, Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp ước Hoả tiễn Tầm trung (INF) với Nga có tầm bắn 500-5,500 km. Bắc Kinh không tham gia Hiệp ước này nên giữ tư thế áp đảo trong lãnh vực Đông Á. Mỹ bắt đầu sản xuất hoả tiễn hành trình tầm trung để chế ngự Trung Cộng và Nga. Thế giới đang ở vào vị thế “một nền hòa bình không có hòa bình” nên nguy cơ “đối đầu bằng không” đã xuất hiện.

Làm sao nhốt Hải quân Trung Cộng, kể cả trong Chuỗi Đảo số 1 và số 2 khi nổ ra chiến tranh đã được Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ, Đại tướng David Berger giới thiệu học thuyết mới hồi tháng 7/2019: “Chiếm và giữ lãnh thổ, hỗ trợ các đơn vị hải quân trên biển, tiếp nhiên liệu, tái trang bị và khởi động lại máy bay và ngăn chặn các tuyến đường biển đối phương”. Đây là một sự phối hợp nhịp nhàng giữa các trung đội TQLC và vận tải hạm cùng với Không quân được tập trận thử gồm một Trung đội TQLC, vận tải hạm, Hàng không mẫu hạm vào ngày 28/09/2021 tại Hawaii. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ có hoả tiễn chống hạm đặt trên đất liền. Kế hoạch của Bộ Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến nhằm mục đích hữu hiệu và cập nhật khả năng tác chiến bằng lực lượng nhỏ mà hữu hiệu.

Với nhiều Trung đội Thuỷ quân Lục chiến Mỹ lưu động bí mật bố trí ở trên các đảo lớn nhỏ trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa sẵn sàng tấn công chiến hạm, phi cơ hoạt động trên biển lẫn một số địa điểm ở Hoa Lục.

Hôm 11-9, đài CNN loan tin Cận duyên hạm Tác chiến, USS Gabrielle Giffords đã rời căn cứ ở San Diego, tiểu bang California hồi đầu tháng, chở theo hoả tiễn tấn công mới của Hải quân Mỹ và một phi cơ trực thăng không người lái.

Life Onboard Littoral Combat Ship: US Navy USS Gabrielle Giffords - YouTube

Đây là loại hoả tiễn hành trình rất khó phát hiện trên radar và có thể cơ động để tránh hệ thống phòng thủ của đối phương do Cơ quan Vũ trụ và Phòng thủ Kongsberg (Na Uy) phát triển, thử nghiệm thành công trên chiến hạm USS Coronado vào năm 2014. Nó được tích hợp với phi cơ MQ-8B Fire Scout, sử dụng trong trinh sát tìm kiếm mục tiêu, có tầm bắn 160 km xa hơn 30% loại Harpoon mà Mỹ sử dụng.

Phân tích gia quốc phòng, Timothy Heath của Tập đoàn Rand cho biết “Loại hoả tiễn này được kỳ vọng làm thay đổi cuộc chơi ở Tây Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh đang có lợi thế về hoả tiễn hành trình so với Mỹ”.

Tờ Stars & Stripes số ngày 1 tháng 10 loan tin các phi công của Thủy quân Lục chiến Mỹ hiện diện trên Hàng không mẫu hạm JS Izumo của Nhật Bản để bay thử nghiệm Tiềm kích cơ Tàng hình F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng cũng như F-35 phóng bằng đường bay ngắn. Hai loại phi cơ này cũng được trang bị trên JSKaga.

Nhật Bản đã mua 42 Tiềm kích cơ Tàng hình F-35 đủ loại, chỉ đứng sau Hoa Kỳ về loại này.

Dù muốn bác bỏ hay không, giới chuyên gia cũng ngửi thấy mùi Chiến tranh Lạnh ở Châu Á.

Đại-Dương

Bài Khác