Thế giới đang đối diện với ảo tưởng Joe Biden

Đại-Dương: – Joe Biden từng tham gia vào guồng máy Lập pháp và Hành pháp của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ gần nửa thế kỷ,  với nhiều nhận định thiếu xác đáng hoặc sai lầm. Càng về già càng vấp váp lại được đặt vào chiếc ghế Tổng thống thứ 46 khiến cho căn bệnh này lộ liễu hơn.

Lần đầu tiên, ở cương vị Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 21/09/2021 trong 30 phút đề cập tới chính sách toàn cầu trong vai trò tự xưng “Nhà lãnh đạo Thế giới” để giải quyết những vấn đề nan giải của nhân loại.

Biden addresses the 76th session of the United Nations General Assembly — 9/21/2021 - YouTube

Biden nói “chúng tôi không tìm kiếm một cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới hay một thế giới bị chia tách thành những khối cứng ngắc”.

Liên Xô gây ra Chiến tranh Lạnh bằng cách tổ chức, khuyến khích, tài trợ cho các nhóm thiên tả đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chính quyền hợp pháp. Hoa Kỳ phải đối phó với Liên Sô để duy trì quyền tự do và độc lập của mỗi dân tộc. Nhưng, Biden tự mâu thuẫn: “Mỹ tiếp xúc với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), LiênHiệp Châu Âu (EU), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), quan hệ đối tác Bộ Tứ (Ấn, Úc, Nhật, Mỹ) nhằm giải quyết mọi thách đố và đe dọa của hôm nay và mai sau”.

Biden cam kết sẽ giải quyết mọi vấn đề bằng “ngoại giao triền miên” vì quân đội Mỹ không nên được sử dụng như câu trả lời cho tất cả mọi vấn đề trên thế giới.

Tại sao Biden vội vàng thành lập Liên minh Quân sự Úc-Anh-Mỹ (AUKUS) làm rạn nứt mối quan hệ thắm thiết giữa hai bờ Đại Tây Dương? Quyết định này làm gia tăng lợi thế cho Nga và Trung Cộng.

Dư luận Pháp Quốc và Liên Âu rất tức giận, nhưng, Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng thống Joe Biden lập tức giải quyết bằng “ngoại giao triền miên”.

Biden thanh minh thanh nga. Macron chấp nhận

vì: (1) Biden đang thúc đẩy việc tái gia nhập Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) và Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) hợp ý với EU. Hy vọng Lưỡng viện Mỹ sẽ phê chuẩn hai thoả ước này dưới sức ép của Biden. (2) Lãnh thổ Hải ngoại của Pháp rải rác trong Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương nên rất cần sự bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ.

Tham vọng thành lập “Quyền Tự Chủ Chiến Lược Châu Âu” của Tổng thống Macron cũng tan thành mây khói như trường hợp “Phong trào Trung lập” của Tổng thống Pháp, Charles de Gaulles, hoặc “Phong trào không Liên Kết” của Thủ tướng Ấn Độ, Jawaharlal Nehru.

Sau khi Tổng thống Donald Trump ngừng tham gia Thoả ước Khí hậu Paris thì Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (COP25) cuối năm 2019 thất bại vì không góp đủ 100 tỷ USD để thực hiện. EU thúc đẩy PCA mà Đức Quốc giàu nhất Châu Âu dù đã ngừng các nhà máy điện nguyên tử sau vụ Sóng thần ở Nhật Bản năm 2011, nhưng, tuyên bố chỉ ngưng sử dụng nhà máy điện than sau năm 2038! Bây giờ, thế giới đang hăm hở chờ món tiền bổ sung từ Biden cho COP26 cuối năm 2021!

Biden cam kết sẽ thuyết phục Quốc Hội Mỹ tăng gấp đôi ngân sách hỗ trợ các nước đang phát triển chống lại biến đổi khí hậu. Ít nhất 10 tỉ USD sẽ được dùng để chống lại nạn đói toàn cầu. Tổng thống Trump kiếm tiền từ ngoại quốc về làm giàu cho dân Mỹ. Ngược lại, Tổng thống Biden lấy tiền từ mồ hôi nước mắt của công dân Mỹ để mua danh hão.

Biden kêu gọi hợp sức đối phó với Covid-19. Nhưng, các giải pháp bất-hợp-lý: (a) Dịch xuất phát từ Thành phố Vũ Hán của Trung Cộng mà Bắc Kinh tuyệt đối cấm tìm hiểu cặn kẽ trong tinh thần thuần tuý khoa học. (b) Hoa Kỳ dù có vắc xin thừa thãi, áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt mà số người chết vì covid-19 hàng ngày từ 1 đến 2 ngàn người còn hơn thời Trump. (c) Cho phép người nhập cư không cần xét nghiệm Covid-19 có thể đã góp phần lây nhiễm quan trọng mà Toà Bạch Ốc, Hạ Viện và truyền thông cánh tả cứ hành động như đám mất trí! Du khách Trung Cộng gieo rắc Virus Vũ Hán khắp thế giới. Di dân bất-hợp-pháp ồ ạt mang thần chết đến Hoa Kỳ trước sự hững hờ của Joe Biden-Kamala Harris!

Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris như tiếp nối Chính quyền Barack Obama-Joe Biden vì hầu hết viên chức cao cấp trong Nội các Biden-Harris từng phục vụ trong Nội các Obama-Biden. Tác hại của Chính quyền Obama-Biden đối với thế giới:

(1) Tổng thống Obama đến tận Á Rập Saudi để cúi đầu tạ lỗi Hồi giáo. Đế quốc Châu Âu chứ Hoa Kỳ không cai trị Trung Đông.

(2) Obama-Biden giúp cho Hồi giáo cực đoan phát triển nhanh chóng tại Trung Đông gây ra cuộc chiến tranh dai dẳng.

(3) Libya trở thành quốc gia thất bại.

(4) Thúc giục đấu tranh cho nhân quyền khiến Trung Đông lâm vào cảnh loạn lạc tứ phương một thời gian dài rồi trở lại chế độ độc tài.

(5) Nga đang làm chủ tình hình Trung Đông. (6) Tăng quân lên 100,000 vào A Phú Hãn làm hao binh tổn tướng rồi phải tháo chạy trong hỗn loạn dưới sự chỉ huy của Tổng thống Biden! (7) Biden đã bàn giao A Phú Hãn cho Taliban, kể cả 85 tỉ USD vũ khí hiện đại và bỏ rơi hàng ngàn công dân Mỹ tại A Phú Hãn mà hiện nay Toà Bạch Ốc cũng không biết còn bao nhiêu kẻ kém-may-mắn. Số phận của họ sẽ ra sao không còn là mối bận tâm của Biden!

Trong bài “AUKUS and the South China Sea” của Học giả Mark Valencia thường viết bài bênh vực hành động của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa đã trích dẫn lời của Cựu Thủ tướng Úc Đại Lợi,

Kevin Rudd từng làm việc cho Trung Cộng sau khi hết nhiệm kỳ “liệu tiềm thuỷ đỉnh của Úc có tương tác với người Mỹ ở Eo biển Đài Loan, Biển Nam Trung Hoa hoặc Biển Đông Trung Hoa liên quan đến tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết hay không”.

 Có hai điều cần làm sáng tỏ: (1) Trung Cộng và các nước ở ECS và SCS không xác định chủ quyền thông qua Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) gây ra tình trạng mập mờ làm thiệt hại tới các nước nhược tiểu. (2) UNCLOS không cấm các nước chưa phải thành viên mà hành động đúng theo quy định trong Công ước. Có bao nhiêu thành viên UNCLOS thi hành nghiêm chỉnh Công ước? Valencia viết “Bắc Kinh coi SCS là một lá chắn tự nhiên cho an ninh Trung Cộng”.

Dựa vào luật pháp quốc tế nào mà Trung Cộng coi SCS là lá chắn an ninh tự nhiên? Nhiều sử liệu và bản đồ của Việt Nam và thế giới đã xác định Trung Cộng chưa bao giờ là chủ nhân của SCS như tuyên bố từ Bắc Kinh.

Từ khi Joe Biden nhậm chức Tổng thống thứ 46 thì Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đang rơi vào những ngày chót phải nâng trần nợ quốc gia nếu không muốn Chính phủ phải đóng cửa.

Lưỡng viện Quốc hội đang cò kè bớt một thêm hai nhằm tạo cho đảng của mình chiếm lợi thế hơn đối phương. Trần nợ hiện tại 28.4 nghìn tỷ USD sẽ hết hạn vào đầu tháng 10 mà nếu không được nâng như 90 lần trước đây thì Hoa Kỳ sẽ bị phá sản.

Theo chuyên gia Corey McLaughlin, hai phe Cộng Hoà và Dân Chủ sẽ đùn qua, đẩy lại để gia hạn trần nợ bằng “dự luật tài trợ ngắn hạn” vượt qua cuộc bầu cử năm 2022.

Tin mới nhất do The Bloomberg loan hôm 25/09/2021 cho biết Mạnh Vãn Chu  bị Gia Nã Đại bắt giam từ tháng 12/2018 theo lệnh của một Toà án ở New York đã được Gia Nã Đại trả tự do vì Hoa Kỳ tạm hoãn vụ truy tố cho tới tháng 12/2022. Bà Mạnh đã về Trung Cộng và hai công dân Gia Nã Đại bị Trung Cộng giam giữ cũng được hồi hương.

Đây không những là món quà chuẩn bị ra mắt Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 vào tháng 10 mà còn là một thắng lợi lớn cho Trung Cộng trong ba lãnh vực: uy tín quốc tế, công nghệ, kinh tế.

Ôi thôi, Biden này Biden!

CHIẾN LƯỢC DÂN CHỦ CỦA BIDEN ĐI VÀO Ổ KIẾN LỬA ĐÔNG NAM Á

Đại-Dương

Is America ready to return to the Obama-Biden foreign policy? | TheHill

Chương trình nghị sự về dân chủ của Tổng thống Joe Biden được quảng bá rộng rãi mà thực tế chỉ như một loại lý thuyết suông của những nhân vật thích bốc phét, nhưng, thiếu kỹ năng trong cuộc sống.

Thứ nhất, có bao nhiêu người trên thế giới tin rằng nước Mỹ đang điều hành bằng các “nguyên tắc dân chủ” khi lá phiếu không do đích thân cử tri được kiểm tra danh tính hợp pháp rồi tự tay bỏ vào thùng phiếu?

Các nhóm tự phong bất cứ tên gì cũng có thể đàn áp, sát hại thường dân, đốt phá công thự, cướp bóc, phá hoại cơ sở kinh tế, đập phá di tích lịch sử? An ninh đường phố không do lực lượng cảnh sát phụ trách mà thuộc quyền của các nhóm “dân sự bạo động”?

Thứ hai, Lập pháp chỉ huy Hành pháp và Tư Pháp bất chấp mọi quy định “tam quyền phân lập” của Hiến pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, một công cụ duy trì sự ổn định và phát triển của dân tộc suốt từ thời lập quốc.

Dù biết đàn hặc tổng thống đương nhiệm bằng những dữ kiện bóp méo, lập luận thiếu chính xác sẽ không có cơ hội thành công mà Hạ viện dưới cây gậy chỉ huy của Chủ tịch Nancy Pelosi vẫn làm hai lần trong tinh thần đảng phái độc tôn, hành vi độc đoán?

Thứ ba, nền dân chủ của Hoa Kỳ thời Joe Biden-Kamala Harris giống kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” thì làm sao thuyết phục nước khác xây dựng nền dân chủ thực thụ?

Chính quyền Biden đã điều hành đất nước theo phong cách Barack Obama vì đa số viên chức cao cấp đều xuất thân từ thời Barack Obama-Joe Biden nên nói giỏi mà làm dỡ. Do đó, thành quả trái với ước muốn. (1) Obama chủ trương xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương mà kết quả Trung Cộng từng bước kiểm soát Biển Nam Trung Hoa (SCS) và nền kinh tế Đông Nam Á. Trong khi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và thế giới ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng. (2) Obama, Hillary cổ xuý cho cách mạng dân chủ Trung Đông đã tạo ra tình trạng chính trị hỗn độn làm nền tảng phát triển cho Hồi giáo cực đoan rồi bỏ của chạy lấy người. (3) Obama lấy quyền Hành pháp để ký các Thoả ước Khí hậu Paris (PCA), Thoả ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TTP), Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) mà Quốc Hội không phê chuẩn nên đã chết lâm sàn. (4) Trung Cộng đang đe doạ tới vai trò siêu cường của Hoa Kỳ và chuẩn bị thay thế. Tổng thống Biden đồng ý cho Nga tiếp tục xây đường ống dẫn khí đốt sang Đức để phân phối trong EU nhằm chứng minh cách giải quyết bằng “ngoại giao”. Tổng thống Donald Trump đã chống đối quyết liệt hợp đồng này vì trái với quyết định trừng phạt Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea năm 2014, và gỡ rối cho nền kinh tế Nga. Cuộc họp mặt tay đôi Biden-Putin chỉ làm cho nhục Hoa Kỳ trong khi Nga và Trung Cộng khắn khít hơn, kể cả chiến lược toàn cầu. (5) Biden thả Nhậm Vãn Châu như một món quà trước khi gặp Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 vào tháng 10 báo nguy cho sự tái-quật-khởi của Tập đoàn Huawe.

Tổng thống Biden bán món hàng “dân chủ” vào môi trường “quân chủ” Đông Nam Á nên khó thành công.

Đông Nam Á có bao nhiêu nước - 11 nước Đông Nam Á

Đông Nam Á không bị ảnh hưởng dù cho làn sóng dân-chủ-hoá lần thứ ba trên thế giới đã xảy ra sau cuộc “Cách mạng Hoa Cẩm Chướng” tại Bồ Đào Nha vào năm 1974. Chiến tranh Lạnh kết thúc mà Thái Lan vẫn đảo chánh năm 1991 và Cambode 1997.

Phong trào “Sức mạnh nhân dân” ở Phi Luật Tân ra đời năm 1986, Reformasi ở Indonesia năm 1998 đã làm cho xu hướng dân chủ xói mòn và thụt lùi trong thập niên 2010! Myanmar đã tái lập chế độ quân sự, Quân đội Thái Lan chỉ chia sẻ chút ít quyền cho dân sự kể từ sau vụ đảo chánh năm 2014. Phi Luật Tân và Indonesia đang chính-trị-hoá quân sự khi tổng thống dân cử phải dựa vào Quân đội.

Đảng Hành động Nhân dân của Tân Gia Ba (PAP) lần đầu thắng cử vào năm 1959 và độc quyền thực hiện chế độ độc tài kể từ năm 1960 và liên tiếp cầm quyền.  Đảng Cộng sản Việt Nam không còn duy trì nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa mà vẫn kiên trì chế độ độc đảng.

Dan Slater thuộc Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ nhận xét; “Mô hình Tân Gia Ba và Việt Nam cũng xảy ra khắp thế giới trong lịch sử cận đại nhờ tập trung vào ổn định hệ thống của họ hơn là làm mất ổn định hoặc định hình lại hệ thống quốc tế”. Do đó Cộng đồng Nhân loại không có lý do lật đổ.

Thế mà, do đầu óc lú lẫn khiến Biden không theo kịp các biến cố trên quả địa cầu nên cứ đặt câu thần chú “dân chủ” lên hàng đầu kèm theo biện pháp mua chuộc khi “ngoại giao” với các nước.

Mối lo của Đông Nam Á

Thứ nhất, dư luận xôn xao khi Quan hệ Đối tác Úc-Anh-Mỹ (AUKUS) được công bố từ đầu tháng 9/2021 khi Úc Đại Lợi sẽ có 8 tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử tối tân mua từ Mỹ: (a) Bắc Kinh sợ cán cân tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử vốn đã nghiêng về phía Mỹ sẽ lệch thêm khi Canberra có lực lượng tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử. Mỹ-Anh-Úc là Lực lượng chính đánh bại Phe Trục (Đức-Ý-Nhật) trong đệ nhị thế chiến. (b) Indonesia, Malaysia lo ngại về một cuộc chay đua vũ khí nguyên tử trên Biển Nam Trung Hoa nên Bộ trưởng Quốc phòng Hussein yêu cầu một chuyến làm việc lập tức với Trung Cộng. (c) Bắc Kinh phản đối AUKUS quyết liệt trên mặt trận tuyên truyền, đồng thời kêu gọi các nước không nên làm con tốt cho Mỹ.

Thứ hai, do nguy cơ nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan sau khi Taliban nhanh chóng làm chủ A Phú Hãn nên họ cố tránh một cuộc chiến tranh kép: đề phòng chiến tranh Mỹ-Trung, chống Hồi giáo quá khích.

Tình hình các các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á sẽ như thế nào?

Thứ nhất, duy trì chiến lược “an ninh Mỹ, kinh tế Trung Cộng”. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chính thức kêu gọi ASEAN tham gia vào AUKUS và làm nòng cốt cho Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở. Lời kêu gọi này không có kết quả trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump vì các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á không muốn chọn bên.

Thứ hai, đặt an ninh quốc gia lên hàng đầu mới duy trì được quyền tự quyết dân tộc trên mọi phương diện.

Thứ ba, sở dĩ Tân Gia Ba phát triển nhanh chóng và vượt bậc so với các láng giềng nhờ hợp tác chặt  chẽ về an ninh với Hoa Kỳ, kéo theo lợi ích kinh tế và công nghệ. Lợi tức bình quân đầu người năm 2021 của Tân Gia Ba 62,000 USD so với Hoa Kỳ 66,000 và 11,800 của Trung Cộng và 11,600 của Mã Lai Á và Việt Nam 3,600.

Thứ tư, áp lực từ Bắc Kinh ngày càng đè nặng lên ASEAN, kể cả các quốc gia duyên hải Đông Nam Á trong mưu đồ thống trị chứ không phải đồng minh hoặc đối tác.

Chọn lựa nào cho ASEAN, đặc biệt các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á?

Thứ nhất, Việt Nam, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Indonesia nên thấm nhuần bài học của Nhật Bản và Đại Hàn nếu muốn an toàn và phát triển thần tốc.

Thứ hai, không quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào có thể an toàn nếu chiến tranh xảy ra giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ.

Thứ ba, muốn chống chiến tranh phải chuẩn bị chu đáo mọi phương diện chiến tranh.

Thứ tư, đồng minh và đối tác phải chia sẻ trách nhiệm tương đối thay vì chỉ biết lợi ích bản thân.

Dại cũng chết, Khôn cũng chết, Biết mới sống.

Đại-Dương, 27/9/21

Bài Khác