Chính quyền Biden ve vãn Đông Nam Á

July 29, 2021

Đại-Dương: – Theo dự trù Tổng thống Joe Biden sẽ gặp và trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị G20 tại Ý Đại Lợi vào tháng 10-2021 nên Hoa Kỳ và Trung Cộng đang ra sức phô trương sức mạnh hiện có, kể cả thực lực giả định, hầu chiếm thế thượng phong. Nhân dịp này, họ có thể thảo luận về một cuộc họp thượng đỉnh tương lai hay không.

Bắc Kinh tiến hành kế hoạch “ngoại giao vắc xin Covid-19” đang gặp phản ứng ngày càng tiêu cực do vắc xin Trung Cộng chứng tỏ không hữu hiệu khi sử dụng, kể cả trường hợp viện trợ hoặc bán cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nước nghèo cũng không thể từ chối thẳng thừng do nhu cầu khẩn thiết của Đại dịch và mối quan hệ ngoại giao kinh tế với Bắc Kinh. Đa số cư dân thế giới khó tin vào tính chất hữu hiệu của các loại vắc xin do Trung Cộng sản xuất vội vã trái với quy định khoa học.

Dân Tàu cộng không tin các loại vắc xin do Nhà nước sản xuất buộc Bắc Kinh phải đặt mua vắc xin Pfizer-BioNtech của Hoa Kỳ. Thành phần giàu sang thì du lịch ra nước ngoài để được chích ngừa.

Bắc Kinh gia tăng hoạt động quân sự trên hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) để xác định chủ quyền tại Tây Thái Bình Dương sau khi Biden trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46.

Quân đội Trung Công (TC) thường xuyên doạ nền an ninh của Đài Loan cũng như các “thực thể địa lý” trên biển do Đài Bắc kiểm soát bằng cách phái Không đội Phối hợp Tác chiến vào Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đảo Ngọc. Hai Nhóm Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và Sơn Đông hải hành quanh Đài Loan. Giải phóng quân Trung Cộng (PLA) tổ chức các cuộc đổ bộ chiếm đảo rầm rộ. Bắc Kinh phái các toán Không đội phối hợp Tác chiến xuyên qua Eo biển Bashi (giữa Đài Loan và Phi Luật Tân thông ra Thái Bình Dương) hàm ý khả năng xuyên thủng Chuỗi đảo Số 1. Cho phép Hải cảnh được quyền sử dụng vũ khí tác chiến ở ECS và SCS. Bắc Kinh tăng cường các biện pháp chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2/AD); cụ-thể-hoá hoạt động của Dân Quân Biển trong Bộ Ba “Hải Quân-Hải Cảnh-Dân Quân Biển” trên ECS và SCS.

Các quốc gia duyên hải ECS và SCS từng tuyên bố không đứng bên nào trong cuộc tranh chấp địa-chính-trị giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã rùng mình khi nghe bài diễn văn của Tập Cận Bình đọc nhân ngày kỷ niệm 100 năm của Đảng Cộng sản Tàu Cộng vào ngày 1 tháng 7 năm 2021.

How Japan could find itself dragged into a conflict between US and China over Taiwan | South China Morning Post

Đài Loan lo củng cố hệ thống phòng thủ. Nhật Bản hợp tác với Đài Loan để sản xuất chip điện tử hiện đại và tuyên bố có trách nhiệm với Đảo Ngọc. Đại Hàn và Nhật Bản bắt đầu hàn gắn bất đồng liên quan đến vụ “nô lệ tình dục” hồi Đệ nhị Thế chiến. Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte từng tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ để kết tình đồng minh với Trung Cộng vẫn phải xoay trục mà dựa vào Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951. Manila cũng chi 2.5 tỷ USD để mua Chiến đấu cơ Đa năng F-16 ủa Mỹ. Việt Nam tuy cùng ý thức hệ cộng sản với Trung Cộng, nhưng, ngày càng nghiêng về phía Mỹ để trục lợi mà không từ bỏ mô hình chính trị kiểu Bắc Kinh.

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Tập Cận Bình đã tiến hành từ năm 2015 nhằm kết nối cơ sở hạ tầng đường bộ, đường biển và đường không giữa Trung Cộng với thế giới. Thống kê Refinitiv ghi nhận đến giữa năm 2020, BRI được Tập Cận Bình phát động từ năm 2013 đã có 2,600 dự án trị giá hơn 3,700 tỷ USD liên quan đến 100 quốc gia.

Thực tế, BRI phục vụ hai chiến lược quan trọng của Trung Cộng: (1) Bảo đảm chuỗi cung ứng toàn cầu của Bắc Kinh. (2) Chuẩn bị cho mạng lưới hậu cần cho Giải phóng quân Nhân dân Trung Hoa, PLA.

Tổng thống Joe Biden xuất hiện tại Hội nghị G7 ở Luân Đôn hồi đầu tháng 6-2021 để cùng nhau thúc đẩy “Sáng kiến Xây dựng Lại Thế giới Tốt Hơn = Build Back Better World – B3W” với chi phí dự trù 40 ngàn tỷ USD nhằm cạnh tranh với BRI.

Không một chi tiết nào liên quan đến biện pháp và ngân sách thực hiện cùng thời điểm khởi công được đề cập tại G7.

Ngân hàng Nhà nước Trung Cộng đã nắm đằng chuôi khi cho 100 quốc gia vay tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng. Gần 10 quốc gia đã rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh. Liệu các quốc gia đã dính líu tới BRI sẽ từ bỏ để chịu bồi thường cho các ngân hàng Trung Cộng hay sao?

Chủ trương “siêu cao thuế nặng” của Chính quyền Joe Biden (rập khuôn thời Obama-Biden) sẽ đẩy hãng xưởng Tây Phương trở lại Hoa Lục và Hoa Kỳ sẽ trở thành “nền kinh tế tiêu thụ” trong “Chuỗi Cung ứng Toàn cầu” của Trung Cộng!

Kể từ năm 2016, dư luận trong giới học giả, chính trị gia, kinh tế gia và quảng đại quần chúng đã ý thức được nguy cơ bị Trung Quốc thống trị toàn diện. Nhưng, vì tư lợi, sự hèn nhát và bất lực đã không tích cực tham gia vào các hoạt động ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh một cách hữu hiệu. Tệ hơn, một số người trong giới thượng lưu trên thế giới còn tô son, điểm phấn cho Trung Cộng và Tập Cận Bình.

Trong bài “Biden’s Dangerous Doctrine” đăng hôm 21/07/2021, Cựu Chủ bút The Foreign Policy, Jonathan đã bình luận về “Học thuyết Nguy hiểm của Biden”: (1) Có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Quan điểm Biden khác với các cương vị Ứng viên, Tổng thống, Thượng nghị sĩ. (2) Các quốc gia Tây Âu đang vo ve mà không sẽ thoả mãn yêu cầu đóng góp của Biden. (3) Phe tả ở Mỹ đòi Biden từ bỏ “ưu thế đối kháng với Trung Cộng”. Emmanuel Macron của Pháp và Angela Merkel của Đức, đã ủng hộ Thỏa thuận Đầu tư mới của Liên hiệp Châu Âu-Trung Cộng mà Hoa Kỳ từng phản đối. (4) Từ bỏ nỗ lực chia rẽ nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Cộng.

Lập luận của Tepperman thiếu thuyết phục: (1) Kiểu gió chiều nào theo chiều đó sẽ thất bại như thời Obama-Biden. (2) Tây Phương hơn 40 năm thuyết phục Trung Cộng hội nhập với Cộng đồng quốc tế, nhưng, chỉ thấy tham vọng thống trị toàn cầu của Tập Cận Bình. (3) Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt thành phần tinh hoa, cần Hoa Kỳ đơn phương chống Trung Cộng bằng mồm để họ làm ăn với Bắc Kinh.

Retired Army Gen. Lloyd Austin is Biden's pick for defense secretary: Sources - ABC News

Chuyến công du cuối tháng 7 tới Tân Gia Ba, Việt Nam, Phi Luật Tân của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nhằm chứng tỏ với Tập Cận Bình rằng Joe Biden có nhiều đồng minh e rằng khó thuyết phục: (1) Thủ tướng Singapore, Lý Hiễn Long từng công bố một bản tham luận nhằm thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á không nên chọn phe Mỹ hay Trung. (2) Việt Nam hô hào muốn làm bạn với Hoa Kỳ để kiếm USD và các loại khí tài chiến tranh tối tân trong khi chính sách “3 không” thành “4 không” để không còn lý do hợp tác thực sự với Hoa Kỳ. (3) Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte công khai tuyên bố có thể “từ Mỹ, theo Trung”, nhưng, vẫn cho phép các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao đòi Hoa Kỳ tôn trọng Hiệp Ước Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi ký năm 1951. Duterte sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 6/2022, nhưng, con gái của ông, Sara Duterte-Carpio, đương kim Thị trưởng Davao đang đứng đầu danh sách ứng viên tổng thống. Giới chính trị gia khuyến cáo Duterte làm ứng viên Phó tổng thống để khỏi bị nguy cơ pháp lý.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Châu Á qua ba nước Nhật Bản, Đại Hàn, Mông Cổ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Wendy Sherman sẽ ghé Thành phố Thiên Tân của Trung Quốc để gặp các viên chức ngoại giao cao cấp của Trung Cộng, kể cả Ngoại trưởng Vương Nghị có thể liên quan đến chuyến gặp Tập Cận Bình và Joe Biden tại Hội nghị G20 ở Ý Đại Lợi.

Cuộc vận động ngoại giao của Tổng thống Biden hình như không được Bắc Kinh lưu ý vì cho tới nay Tập Cận Bình chỉ muốn Hoa Kỳ sẽ theo khuôn mẫu 8 năm Obama-Biden “to mồm mà yếu bóng vía”.

Đại-Dương

Bài Khác