Tiến Sĩ Wernher von Braun và Hàng Không Không Gian Hoa Kỳ

Tiến Sĩ Wernher von Braun và Hàng Không Không Gian Hoa Kỳ

Born: March 23, 1912, Wyrzysk,

PolandDied: June 16, 1977, Alexandria, VA

BuriedIvy Hill Cemetery, Alexandria, VA

29/01/2019

Lịch sử khoa học hàng không không gian đậm nét với một khuôn mặt nổi bật Wernher Magnus Maximilian Freiherr von Braun.
Sinh trưởng năm 1912 tại Đức, trưởng thành trong một nước Đức rất khó khăn sau thế chiến thứ nhất, ông đỗ kỹ sư và tiến sĩ tại Bá Linh, nghiên cứu hỏa tiễn với ước vọng về các cuộc du hành lên các hành tinh trong vũ trụ. Được phong là giáo sư đại học vào năm 31 tuổi, một điều rất hiếm hoi trong môi trường đại học. Vì chiến tranh nên bị động viên và phải phục vụ cho bộ quốc phòng, phát triển và nghiên cứu hỏa tiễn tầm xa liên lục địa. Bộ quốc phòng đã dùng những nghiên cứu này chế tạo võ khi điển hình là hỏa tiễn V-2 dùng từ tháng 9 năm 1944 để tàn phá Luân Đôn và các mục tiêu khác .
Sau chiến tranh, đầu hàng quân đội Mỹ, phải ẩn dật nhiều năm trong những căn cứ quân sự tại các tiểu bang xa xôi, hẻo lánh; cho tới khi vì nhu cầu an ninh quốc gia phải phát triển nhanh chóng các hỏa tiễn tầm xa liên lục địa để đối đầu với Nga Sô và thi đua trong hành trình lên Mặt Trăng, 1960 được bổ làm giám đốc căn cứ không gian phi hành Marshall tại Alabama, thuộc cơ quan hàng không và không gian quốc gia vừa mới được thành lập trước đó gần hai năm.
Ông đã lãnh đạo việc thiết kế thành công hỏa tiễn Saturn-5 mạnh nhất lúc đó, đưa được phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 1969.
Ông hưu trí 1972, vào năm 1976 các thế lực Do Thái tìm cách truy tố ông và các cộng sự viên gốc Đức với tội danh dùng sức lao động và hành hạ tù nhân gốc Do Thái trong Thế Chiến. Tổng thống Ford đã trao tặng ông “huy chương khoa học” cao quý nhất của Mỹ vào năm 1975, ông chính thức nhận từ tay phó tổng thống Rockefeller khi nằm trên giường bệnh vào tháng giêng năm 1977, vài tháng sau, tháng 6 năm 1977 thì ông mất thọ 65 tuổi. Huy chương này có giá trị là bảo quốc huân chương.
Kỹ sư phụ tá chính của ông, Arthur Rudolf bị điều tra và năm 1984 bị trục xuất về Đức Quốc, song vì thiếu bằng chứng, không đủ yếu tố thu lý nên không bị bắt giam.
Khi trong ban giám đốc quản trị của công ty Daimler-Benz tại Stuttgart, sản xuất xe Mercedes, trong một buổi nói chuyện tại đại học Stuttgart 1976, trước khoảng 120 người bao gồm khoa học gia, nhân viên giảng huấn, ông chua chát nhận xét:
– dù phục vụ hết lòng cho khoa học song trong thời chiến không thể nào làm khác trong việc áp dụng vào vũ khí cho quốc gia, khi là di dân thì phải luôn lo lắng cho vận mệnh và đời sống của mình và gia đình khi cả đời chỉ có ước muốn là phục vụ khoa học giúp cho sự tiến triển của nhân loại, với mộng tưởng là có hỏa tiễn mạnh đủ cho các cuộc du hành lên các hành tinh trong vũ trụ. Ông đã cổ võ việc du hành lên các hành tinh trong vũ trụ với những đề nghị chi tiết về việc:
– lên Mặt Trăng từ thập niên 40, 
– lập các trạm không gian và lên Hỏa Tinh từ thập niên 60.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu 28 tháng 7 năm 1914, đình chiến ngày 11 tháng 11 năm 1918, những quốc gia chính của hai phe là: Anh Quốc, Pháp Quốc, Mỹ Quốc, Nga Sô, .. chống lại Đức Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hung Gia Lợi, Áo Quốc…. hiệp ước Versailles ký kết ngày 28 tháng 6 năm 1919, quy lỗi cho Đức Quốc gây chiến và bắt quốc gia nầy bồi thường chiến tranh cho các quốc gia của phe thắng trận.
Kiệt quệ sau chiến tranh lại phải mang nợ các nước khác như Anh Quốc, Pháp Quốc, bị kiểm soát kinh tế, quân sự, người dân Đức bị chết rất nhiều vì đói kém, cảm thấy nhục nhã vì bị ức hiếp, đó là nguyên nhân là chỉ 20 năm sau thế giới lại có một cuộc chiến khác tang thương gấp bội, tàn phá Âu Châu, giết hại vài chục triệu người trong đó có cả triệu người đạo Do Thái.
Trong cuộc bầu cử 5 tháng 3 năm 1933, đảng Quốc Xã có 44% ghế, với 89% cử tri đi bầu.
Đạo luật đặc biệt ủy quyền cho thủ tướng cai trị bằng nghị định thay vì các đạo luật phải có sự thoả thuận của Quốc Hội do đảng Quốc Xã đưa ra, được Quốc Hội chấp thuận 24 tháng 3 năm 1933, vượt trên 3/4 số phiếu bắt buộc, mở đầu cho sự độc tài, mặc dù vẫn còn tổng thống Hindenburg và Quốc Hội Đức. Sau khi tổng thống Hindenburg qua đời vào 2 tháng 8 năm 1934, Adolf Hitler thiết lập một chức vụ mới : 
– người lãnh đạo, bao gồm nhiệm vụ của tổng thống và thủ tướng. 
Trong cuộc trưng cầu dân ý 19 tháng 8 năm 1934 với sự tham dự của 96% cử tri, 90% chấp nhận điều này. Adolf Hitler đặt tên Đức Quốc là Third Reich (1933-1945), tiếp nối của hai triều đại: Holy Roman Empire (962- 18060), German Empire (1871-1918).

Wernher von Braun sinh năm 1912, năm 1932 tốt nghiệp kỹ sư và 2 năm sau đó 1934 tiến sĩ về Vật Lý tại Bá Linh. Luận án tiến sĩ của ông về hỏa tiễn được giữ kín những phần chính và chỉ được in ra toàn phần vào năm 1960. Ngay từ khi còn ở trung học ông đã say mê không gian và có lần thốt lên: 
– một ngày nào đó, tôi sẽ bay lên Mặt Trăng. 
Khi là một thiếu niên 13 tuổi, một học sinh trung học đệ nhất cấp với sức học trung bình, ông tình cờ đọc cuốn “phi thuyền lên các thiên thể trong không gian của Hermann Oberth” một khoa học gia tiên phong về hỏa tiễn và phi thuyền, nguyên động lực khiến ông hoc vật lý và toán học thật say mê, trở thành một học sinh xuất sắc với mộng ước về các chuyến du hành vào không gian. Đức Quốc bắt đầu có những chương trình phát triển về công nghệ, với sự xây cất đường xá để tạo công ăn việc làm cho dân chúng, các xưởng kỹ nghệ cũng cần rất nhiều nhân công, các chương trình nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về hàng không, không gian, hỏa tiễn, phi thuyền đặt dưới sự quản trị của bộ quốc phòng. Adolf Hitler ngấm ngầm tái trang bị chuẩn bị chiến tranh, chú trọng về cơ giới và hàng không.
Những dự án nghiên cứu của Wernher von Braun cần rất nhiều tài trợ, đại tá Dornberger, giám đốc chương trình hỏa tiễn của bộ quốc phòng tuyển dụng ông với một ngân sách dồi dào. Năm 1932, Wernher von Braun đứng đầu chương trình nghiên cứu hỏa tiễn và có những tiến bộ đáng kể. Với sự tham chiến của Hoa Kỳ sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào 7 tháng 12 năm 1941, khối Đồng Minh được tăng cường và khối Trục (Đức Quốc, Nhật Bản, Ý Quốc) bắt đầu yếu thế hơn trước. Lúc này các nghiên cứu về hỏa tiễn của Wernher von Braun được bộ quốc phòng coi là trọng tâm trong việc chế tạo võ khí, hỏa tiễn tầm xa để tấn công Anh Quốc. Trong lúc này ông bị sở mật vụ bắt vì không hài lòng với việc chế tạo võ khí và cái nhìn bi quan về cuộc chiến, nhận thấy sự quan trọng của ông, cơ quan tình báo đồng ý thả và chính phủ Đức Quốc Xã phong ông là giáo sư, một sự hiếm hoi trong giới đại học Đức cho một người mới có 31 tuổi vào năm 1943. Trong thời chiến và dưới chế độ độc tài ông phải tham gia vào việc nghiên cứu hỏa tiễn, vào việc chế tạo các hỏa tiễn tầm xa có khả năng đem theo một trọng lượng rất lớn chất nổ với sức tàn phá. Sau cuộc đổ bộ Normandy thành công vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 của khối Đồng Minh (Anh Pháp Mỹ), tiếp đến cuộc mưu sát Adolf Hitler vào 20 tháng 7 năm 1944, sự tự tử bắt buộc của thống chế Rommel 14 tháng 10 năm 1944 tạo ra những biến loạn trong hàng ngũ Đức Quốc Xã, Wernher von Braun được phép rời trụ sở từ Peenemuende, miền Bắc xuống miền Nam nước Đức; theo sự thoả thuận giữa Stalin, Roosevelt và Churchill tại Yalta, miền Bắc bị đặt dưới sự kiểm soát của Hổng Quân Nga Sô. Trong tháng 8 năm 1945, ông đưa được bộ phận lãnh đạo nghiên cứu đi xuống miền Nam và đầu hàng quân đội Mỹ tại gần thành phố Munich.
Năm 1957 đánh dấu những thành tựu của Nga Sô, vào tháng 7, trong khi Mỹ thất bại với cuộc thử nghiệm hỏa tiễn liên lục địa, đang tìm hiểu những nguyên nhân thì một tháng sau Nga Sô tuyên bố đã thành công và có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên quả đất. Vì Nga Sô không đưa ra bằng chứng về sự thử nghiệm nên việc này chỉ tạo sự sôn sao song chưa rúng động; vào 4 tháng 10, vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 được phóng lên không gian thành công mở đầu kỷ nguyên vệ tinh của nhân loại, sự kiện này có tác dụng như Trân Châu Cảng và gây hoang mang, bối rối, lúng túng, làm cho Hoa Kỳ thấy mình bị yếu thể vì có cảm tưởng không gian không được bảo vệ và uy tín lãnh đạo trên thế giới bị sứt mẻ.
Tổng thống Eisenhower thành lập cơ quan hàng không và không gian 1 tháng 10 năm 1958, hội tụ các cơ quan nghiên cứu của các phủ bộ với một sứ mạng thi đua về khoa học không gian với Nga Sô.
Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Yuri Gagarin trở thành phi hành gia đầu tiên bay chung quanh trái đất, tháng 5 Alan Shepard chỉ bay lên bầu khí quyển, và phải đợi đến 20 tháng 2 năm 1962, John Glenn mới bay vòng quanh quả đất và tạo cho Hoa Kỳ sự tự tin về kiến thức khoa học.
Sau chuyến bay thành công của Alan Shepard 5 tháng 5 năm 1961, vào 25 tháng 5 năm 1961 tổng thống Kennedy trong một bài diễn văn đọc tại Quốc Hội đặt mục tiêu cho Hoa Kỳ là “sẽ đưa người lên Mặt Trăng và trở về bình yên trước thập niên 70″. Để tìm hậu thuẫn của dân chúng, sau chuyến bay thành công của John Glenn 20 tháng 2 năm 1962, ông kêu gọi ngày 12 tháng 9 năm 1962 tại vận động trường của đại học Rice tại thành phố Houston ” chúng ta chọn lựa sự lên Mặt Trăng”. trong khi bài diễn vẫn trước tại Quốc Hội không có ảnh hưởng nhiều, thì bài diễn văn thứ hai tạo được sự ủng hộ rất nhiều của dân chúng với tinh thần: tự định đoạt tương lai, khả năng để vượt thử thách đến một biên giới mới trong khoa học, khó hơn, nhiều thử thách hơn.
Khởi đầu từ sự thành công với hỏa tiễn liên lục địa V-2 vào năm 1942, dài 46 feet (14 met), nặng 27,000 pounds (12,000 kg), bay với tốc độ 3,500 miles một giờ (5,600 km/hour), mang theo 2,200 pounds chất nổ tới mục tiêu cách xa 200 miles, ông đã tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các hỏa tiễn lớn hơn, bay mau và xa hơn, có thể đem theo trọng lượng lớn hơn. Cuối năm 1944, ông và ban tham mưu kỹ thuật không muốn đầu hàng Nga Sô và vì đang ở phía Bắc trong vùng sẽ do Hồng Quân tiếp thu, ông đã xin được di chuyển về miền Nam, vùng sẽ đặt dưới thẩm quyền của quân đội Mỹ và sau đó ra đầu hàng quân đội Mỹ gần thành phố Munich.
Từ năm 1950, tình hình thế giới thay đổi và Hoa Kỳ cần phát triển nhanh chóng các hỏa tiền lớn nên ông được chuyển về Huntsville, tiểu bang Alabama. Ông đã thiết kế phi đạn Redstone và Jubiter, các hỏa tiễn Jupiter C, Juno II, Saturn để chuyên chờ hỏa tiễn và vệ tinh vào quỹ đạo. Hỏa tiễn Jupiter C đã thành công trong việc đưa vệ tinh đầu tiên của Mỹ, Explorer 1, vào quỹ đạo. Ông viết nhiều sách, đăng nhiều bài báo hô hào công cuộc nghiên cứu không gian, ông cũng cộng tác với Walt Disney trong chương trình truyền hình “con người trên không gian”.

Sau khi cơ quan hàng không và không gian quốc gia được thành lập năm 1958; ông được bổ nhiệm là giám đốc trung tâm không gian Marshall năm 1960, sản xuất được hỏa tiễn có thể đem trọng lượng lớn lên không gian, Saturn 5; nhờ có hỏa tiễn này Hoa Kỳ đã thắng Nga Sô trong cuộc đua lên Mặt Trăng vào 20 tháng 7 năm 1969.
Năm 1970, ông bị thuyên chuyển về trung ương tại Hoa Thịnh Đốn, sau đó ông từ chức năm 1972 và mất tai Virginia vào năm 1977 thọ 65 tuổi.

Bài Khác