HỒ SƠ NGUYỄN ÁI QUỐC BỊ TÙ Ở HỒNG KÔNG.

HỒ SƠ NGUYỄN ÁI QUỐC BỊ TÙ Ở HỒNG KÔNG

  
(Bài báo về NAQ phía cuối trang L’Humanité, bên phải.)

Trần Gia Phụng

Trong những năm gần đây, trên liên mạng toàn cầu, xôn xao câu chuyện Hồ Chí Minh (HCM) là Nguyễn Ái Quốc (NAQ) giả.  Nguồn gốc của câu chuyện nầy bắt đầu từ quyển sách của tác giả Hồ Tuấn Hùng, nhan đề là Hồ Chí Minh sinh bình khảo (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh),  do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa phát hành tại Đài Loan ngày 01-11-2008 với mã số ISBN là 9789866820779.

Trong sách nầy, điểm then chốt là tác giả Hồ Tuấn Hùng cho rằng NAQ đã chết năm 1932 trong nhà tù ở Hồng Kông, và nhân vật HCM sau đó là NAQ giả.  Để dễ theo dõi vấn đề, trước hết cần tìm hiểu việc Nguyễn Ái Quốc bị tù ở Hồng Kông năm 1931.

NGUYỄN ÁI QUỐC BỊ TÙ Ở HỒNG KÔNG NĂM 1931

Nguyễn Ái Quốc, lúc đó có tên là Lý Thụy, thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ngày 6-01-1930, do Trần Phú làm tổng bí thư.  Trần Phú được lệnh từ Moscow, đổi tên đảng CSVN thành đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) ngày 10-10-130 tại Kowloon (Cửu Long), ngoại ô Hồng Kông.

Nguyễn Ái Quốc, tiếp tục hoạt động tại Trung Hoa, làm nhiệm vụ gián điệp cho Đệ tam Cộng sản Quốc tế (CSQT) tức cho Liên Xô. Trong một chiến dịch rộng lớn phối hợp giữa Anh, Pháp và Trung Hoa để truy quét CSQT tại Đông Nam Á, cảnh sát Anh bắt được một người Pháp tên là Robert Ducroux, còn gọi là Lefranc ở Singapour [Singapore].  Lefranc đã hủy những hồ sơ quan trọng của y, nhưng còn sót lại quyển sổ tay ghi đầy đủ tên và địa chỉ, mà trong đó Quốc được ghi là Sung [Song] Man Cho (Tống Văn Sơ). (Pierre Brocheux, Ho Chi Minh, Paris, Presses de Sciences Po, 2000, tr. 119.)

Người Anh bắt được Song Man Cho ngày 6-6-1931 tại thành phố Kowloon (Cửu Long), gần Hồng Kông.  Song Man Cho hay Tống Văn Sơ, chính là Lý Thụy hay Nguyễn Ái Quốc.  Được tin nầy, ĐTQTCS nhờ văn phòng luật sư Frank H. Loseby & D. N. Pritt tại London (thủ đô Anh Quốc), biện hộ cho Quốc.  Văn phòng nầy uỷ nhiệm cho luật sư F. C. Jenkin, có văn phòng ở Hồng Kông, phụ trách bào chữa.

Lúc đó, chính quyền Pháp vận động Hồng Kông trục xuất NAQ về Sài Gòn. (Straits Settlements, Overseas and Private Records [Singapore]. Nguyên văn câu ghi nhận trên bia của chính quyền Singapore:  “Note from the French Government that they consider him to be a danger to all European possessions in the Far East. They wanted him deported to Saigon.”)  Tòa án Hồng Kông quyết định trục xuất Quốc về Hải Phòng (Việt Nam) ngày 12-8-1931.  Việc nầy khiến QTCS lo ngại vì trước đó, NAQ đã bị tòa án Vinh (Nghệ An) tuyên án tử hình ngày 10-10-1930.  Luật sư  Jenkin chống án.

Tòa phá án Hồng Kông vẫn giữ y án và buộc đương sự phải rời Hồng Kông về Việt Nam đầu tháng 9-1931.  Luật sư của NAQ cho rằng NAQ không phải là cán bộ QTCS mà là một người chống Pháp vì yêu nước; trục xuất NAQ về Việt Nam có nghĩa là đưa NAQ vào án tử hình, và những hoạt động của NAQ không gây thiệt hại cho quyền lợi nước Anh. (Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, the Missing Years, University of California Press, 2002, tr 192.)

Vụ án đang tiến hành, thì cuối năm 1931, NAQ được đưa vào bệnh viện Bowen Road ở Hồng Kông vì bệnh lao phổi.  Vào tháng 8-1932, báo chí cộng sản loan tin rằng NAQ chết vì bệnh lao. (Sophie Quinn Judge, sđd. tr 194.)  Ngang đây, xin trở lại với Hồ Tuấn Hùng và sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo

HỒ TUẤN HÙNG:  HỒ CHÍ MINH LÀ NGUYỄN ÁI QUỐC GIẢ (?)

Trong sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo, giáo sư Hồ Tuấn Hùng khẳng định rằng NAQ đã chết vì bệnh lao năm 1932, có giấy chứng tử, và từ năm 1933 xuất hiện một Nguyễn Ái Quốc giả.  Cũng theo giáo sư Hồ Tuấn Hùng, một người tên là Hồ Tập Chương, vốn là người thuộc sắc tộc Hakka tức Khách Gia, mà người Việt gọi là Hẹ, thuộc huyện Miên Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan, đã giả làm NAQ.  Chính  NAQ giả nầy về sau là HCM, người sáng lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945.

Trong sách nầy, ngoài chi tiết quan trọng trên đây, giáo sư Hồ Tuấn Hùng còn viết thêm về nhiều vấn đế chung quanh NAQ (giả) như chuyện hôn nhân, văn phong trong tập thơ Ngục trung nhật ký, di chúc HCM… Tuy nhiên, vấn đề chính yếu vẫn là nguồn gốc của nhân vật Hồ Chí Minh mà giáo sư Hồ Tuấn Hùng cho là NAQ giả từ năm 1933.

Lập tức, câu chuyện HCM là NAQ giả bùng nổ xôn xao trong và ngoài nước Việt Nam.  Có thể chia thành hai nhóm: 1) Nhóm theo thuyết của Hồ Tuấn Hùng cho rằng NAQ đã chết trong tù năm 1932, và HCM là NAQ giả. 2) Nhóm tin rằng không có chuyện NAQ chết trong tù năm 1932, nghĩa là HCM là NAQ thật. Ở đây xin tạm gọi HCM thật và HCM giả cho gọn.

TÀI LIỆU NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ CHẾT

Nguồn tin NAQ đã chết trong tù Hồng Kông đầu tiên phát xuất từ luật sư Loseby. Ngày-6-9-1969, bốn ngày sau khi HCM chết (2-9-1969) ở Hà Nội, bà Loseby đã tiết lộ trên báo New York Times rằng chính chồng bà đã tung tin rằng NAQ đã chết trong nhà tù ở Hồng Kông năm 1932 nhằm đánh lạc hướng điều tra của tình báo Pháp.  Báo Daily Worker ở London (Anh Quốc) cũng loan báo rằng NAQ đã chết ngày 11-8-1932 (Sophie Quinn Judge, sđd. tr. 194 và tr. 289.)  Ngày 15-2-1933, Quốc tế Cộng sản loan báo NAQ đã chết từ 26-6-1932. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập II, Houston, Nxb. Văn Hóa, tt. 126-127.)  Theo Nguyễn Khánh Toàn, Quốc tế Cộng sản còn làm lễ truy điệu NAQ tại Moscow. (Chính Đạo, sđd. tr. 117.)

Ngoài những nguồn tin trên đây, một nguồn tin quan trọng được nhiều người nhắc đến là bài báo của L’Humanité ngày Thứ ba 9-8-1932, nhan đề như sau:  “Luttons pour libérer l’Indochine –  Nguyen Ai Quoc – Le vaillant fondateur du P.C. Indochinois est mort emprisonné”. (Hãy chiến đấu để giải phóng Đông Dương – Nguyễn Ái Quốc – Người sáng lập dũng cảm đảng C.S. Đông Dương đã chết trong tù”.)

(Bài báo về NAQ phía cuối trang L’Humanité, bên phải.)

Xin chú ý, nguồn tin nầy xuất phát từ luật sư Loseby nhắm mục đích đánh lạc hướng người Pháp.  Những nguốn tin còn lại do QTCS hay do báo chí CS như Daily Worker ở London hoặc L’Humanité đưa ra, có lẽ để phụ họa với chiến thuật của luật sư Loseby.

Trước hết, nếu NAQ đã chết thật trong nhà tù ở Hồng Kông năm 1932, thì khi NAQ giả qua Liên Xô năm 1933, ở lại Liên Xô học tập và tham dự đại hội kỳ 7 của Đệ tam QTCS từ 25-7-1935 đến 20-8-1935 ở Moscow, thì: 1) Thời gian nầy là thời kỳ đại khủng bố ở Liên Xô do Stalin chủ trương để tiêu diệt bè phái của Lenin, thì làm sao NAQ giả có thể qua mặt được cơ quan mật vụ KGB trong thời kỳ đại khủng bố?   2) Trong đại hội kỳ 7 của Đệ tam QTCS ở Moscow, có cả Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn tham dự.  Minh Khai đã từng tham dự khóa huấn luyện chính trị do NAQ phụ trách ở Hồng Kông từ năm 1930 và sau đó là vợ NAQ.  Nếu lúc đó, có người giả NAQ, thì Minh Khai chắc chắn phải phát hiện kẻ đó không phải là chồng bà. 3)  Nguyễn Ái Quốc phải ở lại Liên Xô đến năm 1938 mới được CSLX giao công tác mới.  Trong một thời gian dài từ 1933 đến 1938, NAQ tiếp xúc  với nhiều giới cán bộ Liên Xô khác nhau, làm sao có thể thoát được sự theo dõi của mọi người?  Năm 1938, NAQ qua Trung Hoa, đến Diên An (Thiểm Tây), làm việc cho quân đội Trung Cộng, mang bí danh mới là Hồ Quang cho tiện việc đi lại. (Sophie Quinn Judge sđd. tr. 228.)

Ngoài ra, nếu nguồn tin NAQ, vốn là một đảng viên đảng CS Pháp, đã chết do báo L’Humanité đưa ra là đúng sự thật, thì năm 1946, khi HCM theo phái đoàn Phạm Văn Đồng đến Paris tham dự hội nghị Fontainbleau, thì không lẽ đảng CS Pháp và báo L’Humanité không nhận ra đó là người giả NAQ hay sao?  Và tại sao đảng CS Pháp và báo L’Humanité không lên tiếng tố cáo rằng đó là NAQ giả, mà vẫn im lặng để HCM thương thuyết với chính phủ Pháp?  Hơn nữa, chắc chắn chính phủ Pháp đã đọc báo L’Humanité loan tin NAQ đã chết ở Hồng Kông, thì tại sao chính phủ Pháp vẫn tiếp đón, thương thuyết và ký hiệp định Modus Vivendi với HCM ngày 14-9-1946?

Trang bìa của bộ hồ sơ “Nguyen Ai Quoc: arrangement for deportation”:

Trả lời cho các câu hỏi trên đây là nguồn tin của L’Humanité là nguồn tin giả, chứ không phải Hồ Chí Minh là người giả NAQ.  Nguyễn Ái Quốc không chết ở Hồng Kông năm 1932 và sau nầy trở thành HCM.

TÀI LIỆU NGUYỄN ÁI QUỐC CHƯA CHẾT NĂM 1932

Những tài liệu chính cho biết Nguyễn Ái Quốc chưa chết ở Hồng Kông, có thể kể như sau:

  • Pierre Brocheux, Ho Chi Minh, Paris, Presses de Sciences Po, 2000.
  • Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, the Missing Years, University of California Press, 2002.
  • Hong Kong Memory (Ký ức Hồng Kông) – Ho Chi Minh in Victoria Gaol (2011).

http://www.hkmemory.hk/collections/victoria_prison/Ho_Chi_Minh_in_Victoria_Gaol/index.htmlCéline Marangé, Le Communisme Vietnamien (1919-1991), Sciences Po Presses, Paris, 2012.

  • Bia kỷ niệm Hồ Chí Minh tại Singapore. (Tìm trên Internet)
  • The United Kingdom National Archive, “Nguyen Ai Quoc: arrangement for deportation”.

Bộ hồ sơ “Nguyen Ai Quoc: arrangement for deportation” cùa The United Kingdom National Archive (Thư khố quốc gia Vương quốc Liên hiệp Anh)  là tài liệu gốc về việc NAQ bị tù ở Hồng Kông, mang số hiệu CO 129/539/2, gồm 133 trang, từ ngày 29-01-1932 đến ngày 31-1-1933, tập hợp những ghi chú viết tay, những thư từ đánh máy của các quan chức, luật sư tòa án Hồng Kông liên hệ đến vấn đề Nguyễn Ái Quốc bị tù ở Hồng Kông và việc trục xuất NAQ ra khỏi Hồng Kông; số thứ tự trang được viết bằng tay.

Sau đây xin trích dẫn ba tài liệu căn bản từ bộ hồ sơ nầy.

TÀI LIỆU (1):  Thư của Bộ Ngoại giao Anh ngày 29-01-1932 gởi ông Jacques Truelle,  đại sứ Pháp tại London, về việc giam giữ Nguyễn Ái Quốc. (trang 123)

29th. January, 1932

Dear Monsieur Truelle,

            We have been carefully considering your letter of 22nd December 1931 to Mr. Mounsey about the Annamite Nguyen ai Quoc.

            As you will be aware, Quoc is at present in police custody pending his appeal to the Privy Council against the orders issued for his deportation and expulsion from Hong Kong.  As the result of correspondence between the Colonial Office and the Governor of Hong Kong, I am happy to be able to inform you that Quoc will be detained under surveillance in Hong Kong until the result of this appeal is announced.

Tạm dịch:

Ngày 29 tháng 01 năm 1932

Ông Truelle kính mến,

Chúng tôi đã nghiên cứu cẩn thận thư của ông đề ngày 22-12-1931 gởi cho ông Mounsey về người An Nam tên Nguyễn Ái Quốc.

Như ông sẽ biết, hiện nay Quốc đang bị cảnh sát giam giữ trong khi chờ đợi kháng án lên Privy Council về lệnh lưu đày và trục xuất ra khỏi Hồng Kông.  Theo kết quả liên lạc thư từ giữa Bộ Thuộc địa và quan toàn quyền Hồng Kông, tôi hân hoan có thể thông báo với ông rằng Quốc sẽ bị giam giữ dưới sự giám sát ở Hồng Kông cho đến khi kết quả của sự kháng cáo được công bố.

TÀI LIỆU (2):  Thư của Văn phòng luật sư Burchells, luật sư Bộ Thuộc địa và chính quyền Hồng Kông, gởi thứ trưởng Bộ Thuộc địa Anh Quốc về việc giải quyết ngoài Tòa vụ án Tống Văn Sơ.

27th June, 1932

 

“SUNG MAN CHO V. SUPERINTENDANT OF PRISONS,

HONG KONG AND ANOTHER”

We beg to inform you that this Appeal came before the Judicial Committee of the Privy Council this morning when after a meeting of Counsel outside the Court at which terms were arranged, their Lordships allowed the Appeal to be withdrawn and made no order as to costs.  We will send you a copy of the terms arranged between Counsel and an Opinion by Sir Stafford Cripps and Mr. Wilfrid Lewis explaining and supporting the term arranged.”

                                                                        We are,

                                                                        Sir,

                                                                        Your obedient Servants,

Burchells

Tạm dịch:

Ngày 27 tháng 06 năm 1932

“Tống Văn Sơ đối với Thanh tra

các nhà tù ở Hồng Kông và nhà tù khác

“Chúng tôi xin thông báo để Ngài biết rằng vụ Kháng án nầy đã diễn ra trước Ủy ban Tư pháp của Privy Council [viện Cơ mật] vào sáng hôm nay, sau một cuộc họp giữa các luật sư bên ngoài Tòa án, mà các điều kiện đã được hai bên dàn xếp.  Các quan tòa cho phép [Tống Văn Sơ] rút lại đơn kháng cáo và không phạt tiền.  Chúng tôi sẽ gởi đến Ngài một bản văn về những điều kiện đã được thỏa thuận giữa các luật sư, và bản Ý kiến của Ngài Staffords Cripps và ông Winfrid Lewis giải thích và ủng hộ những điều kiện đã được dàn xếp.”

Chúng tôi là,

Thưa Ngài,

Hạ chức trung thành của NgàiBurchells

TÀI LIỆU ():  Thư của Toàn quyền Hồng Kông gởi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Anh Quốc ngày 31-01-1933 sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông.

Thư dài 5 trang đánh máy, do toàn quyền Hồng Kông Wlliam Peel gởi lên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Anh, tường trình lại việc Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông ngày 22-01-1933, trong đó ở trang 3, từ dòng 21 đến cuối trang, có đoạn viết về việc ra đi của Nguyễn Ái Quốc như sau. (Số trang 33 viết tay trong bộ hồ sơ.)

“ … At the same time the solicitors were informed that the law would only hold its hand for a further three days.  This they claimed was quite inadequate for their object, namely a secret departure northwards and I was considering some further latitude when they decided to take no further responsibility for Nguyen’s safety and informed the Government that he would be leaving by the s.s. “Anhui” at 5 p.m. on the 22ndJanuary and called upon me to implement the undertaking given on behalf of this Government at the settlement of the appeal in the words quoted above…”

 

Tạm dịch:

 

“… Cùng một lúc, các luật sư [của Nguyễn Ái Quốc] được thông báo rằng luật pháp sẽ chỉ được ngưng thi hành trong vòng ba ngày nữa mà thôi.  Họ kêu ca rằng khoảng thời gian nầy không đủ cho mục đích của họ, đó là cuộc khởi hành bí mật về phương bắc.  Trong khi tôi đang còn suy nghĩ một giải pháp rộng rãi hơn, thì họ quyết định không chịu trách nhiệm về sự an toàn của Nguyễn nữa, và thông báo cho Chính phủ rằng đương sự sẽ ra đi bằng thương thuyền An Huy vào lúc 5 giờ chiều ngày 22 tháng giêng [năm 1933] và yêu cầu tôi thực thi sự cam kết nhân danh Chính quyền nầy khi giải quyết vụ kháng án với những điều kiện dẫn trên …”

Bộ hồ sơ “Nguyen Ai Quoc: arrangement for deportation” của The United Kingdom National Archive (Thư khố quốc gia Vương quốc Liên hiệp Anh) cho thấy Nguyễn Ái Quốc bị tù ở Hồng Kông và không chết năm 1932 như tin đồn lúc bấy giờ, và cũng không chết theo sách của ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan.

Bộ hồsơ nầy là hồ sơ gốc về vấn đề Nguyễn Ái Quốc bị tù ở Hồng Kông.  Người Anh ở Hồng Kông bắt Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc, giam giữ Nguyễn Ái Quốc tại ngục thất Hồng Kông, đưa ra xét xử trước tòa án Hồng Kông, rồi thả Nguyễn Ái Quốc và đưa Nguyễn Ái Quốc lên tàu An Huy rời khỏi Hồng Kông, thì người Anh phải biết rõ từ đầu đến cuối câu chuyện nầy.

Tuy nhiên, vấn đề Nguyễn Ái Quốc bị tù ở Hồng Kông, chết hay chưa chết năm 1932 hiện vẫn đang còn tranh cãi.  Nếu cần tìm hiểu thêm bộ hồ sơ nầy, thì xin vào Google, chữ khóa “The United Kingdom National Archive”, rồi “Nguyen ai Quoc: arrangement for deportation”.   Độc giả sẽ được chỉ dẫn đầy đủ. (Bộ hồ sơ nầy đã được trình bày trong sách của cùng tác giả, xuất bản tháng 3-2018 tại California: Chiến tranh 1946-1954 – Từ chiến tranh Việt Minh-Pháp đến chiến tranh ý thức hệ Quốc-Cộng.)

 

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 09-10-2018)

PHẦN PHẢN BIỆN TRÊN TRANG NHẬT BÁO CALI TODAY

Hồ Quang (Hồ Chí Minh ) có là người Tàu hay không ? Hãy nhìn cách sống của hắn khi ở Việt Nam : Hồ Quang không bao giờ mặc quốc phục của người Việt , miền Bắc VN tuy khí hậu mát nhưng đối với người Tàu thì khí hậu miền Bắc vẫn nóng cho nên Hồ Quang rất thường mặc quần đùi để tránh cái nóng, rất nhiều dấu tích chữ nghĩa của Hồ Quang viết sai chính tả tiếng Việt, nếu Hồ Quang sống ở Pháp bao nhiêu năm thì cũng biết mặc đồ Vest của người Tây Phương và thắt calavast nhưng hắn chỉ mặc toàn đồ cán giống như những cán bộ bên Tàu và còn nhiều thứ để khẳng định Hồ Quang chính là người Tàu mang quân hàm Thiếu Tá – Theo chỉ thị mật của đảng cộng sản Trung Cộng lá cờ một sao; hai sao; ba sao . . .đều được các Thiếu Tá tình báo Trung Cộng mang tới các nước để phát triển ý thức Cộng Sản trên các nước Á Châu trong đó có Việt Nam; Mã Lai; Bắc Triều Tiên . . .Mã Lai cũng đã lập đảng cộng sản như vì quá xa nên không được Trung Cộng hậu thuẫn hoàn toàn nên bị giết và bị xóa sổ  https://en.wikipedia.org/wi…  chỉ có Bắc Triều Tiên và Việt Nam sát biên giới Tàu Cộng nên được sự ủng hộ về mọi phượng diện : súng đạn; tiền và ngay cả lính Trung Cộng . Hãy nhớ cuộc chiến Điện Biên Phủ Miền Bắc thắng được Pháp nhờ ai ? ? ? – Quân của Bắc Triều Tiên tấn công vào Nam Triều Tiên 1950 nhờ ai ? ? ?  https://vi.wikipedia.org/wi…

Bài này nói về sự liên đới của Trung Cộng đối với Á Châu – CSTC đã có dã tâm từ lâu rồi.

10 điều giống nhau kỳ lạ giữa Hồ Chí Minh và đồng chí Lai Teck

Phan Châu Thành (Danlambao) – Với những người ít quan tâm, không biết đồng chí Lai Teck là ai, tôi xin thưa, đó là cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Malaysia từ 1938 đến 1947. Đảng Cộng sản Malaysia thành lập bởi Comintern và các đảng viên người Hoa tại Singapore năm 1930, và tự giải tán năm 1989 tại Thailand khi đảng này bị Malaysia “cấm cửa” phải hoạt động chui ở Nam Thái từ 1960…

Điều giống nhau đầu tiên, đó là hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck đều là người Việt (đối với những ai tin Hồ Chí Minh là người Việt), hay hai đồng chí trên đều là người là người Việt gốc Hoa (đối với những ai tin đồng chí HCM là người Hoa). Đồng chí Lai Teck tên Việt là Trương Phước Đạt, sống ở Việt Nam như một người Hoa hoạt động trong phong trào cách mạng cộng sản nhưng lại kiêm nghề chỉ điểm (spy) cho Pháp đến năm 1933 thì biến mất khỏi Việt Nam và năm 1934 xuất hiện ở Malaysia, Singapore với tên Tầu là Lai Teck (Lai Te)…

Điều giống nhau thứ hai là hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck là hai người Việt gốc Hoa đồng niên, cùng sinh năm 1901. Riêng đồng chí Hồ Chí Minh thì còn điều mơ hồ, vì năm 1934 khi từ TQ quay về Moscow đồng chí tự khai với Quốc tế CS là mình sinh năm 1901 (hồ sơ còn lưu), nhưng lại quên trước đó năm 1924 đống chí đã đến Nga từ Pháp và khai sinh từ bên Pháp mà đảng CS Pháp giới thiệu sang thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890…, trừ khi đó là hai đồng chí khác nhau hoàn toàn (Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh). Những năm 1930s ở Moscow đồng chí Stalin và đồng chí Beria đang “oanh tạc”, à quên: thanh trừng, các đảng viên cộng sản rất ác liệt, nhất là thành viên Quốc tế CS (vốn do Lenin và Troskit lập nên), nên khả năng đồng chí Hồ Chí Minh khai man là rất ít, vì chỉ có… dựa cột.

Điểm giống nhau kỳ lạ thứ ba là cả hai đồng chí cùng sinh ra trên quê hương cách mạng Nghệ Tĩnh!

Như vậy, hai đồng chí Nguyễn Sinh Cung hay Hồ Tập Chương (sau “biến thành” Hồ Chí Minh) và Trương Phước Đạt (Lai Teck sau này) cùng là người Việt gốc Hoa, cùng sinh năm 1901, cùng quê Nghệ Tĩnh và cùng tham gia các hoạt động của đảng cộng sản ngay từ những năm 1930. Liệu họ có biết về nhau, có gặp nhau, có thân nhau, có là đồng chí trong một tổ chức? Câu hỏi trên tôi chỉ đặt ra thôi, chưa có trả lời.

Điểm giống nhau kỳ lạ thứ tư là cả hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck đều cùng xuất hiện trên chính trường với tên mới (và sau trở thành tên thành danh lãnh tụ trong số rất nhiều cái tên bí danh mà hai người đều có) là Hồ Chí Minh và Lai Teck từ năm 1934. Một đồng chí đi Moscow, còn đồng chí kia đi Malaysia, đều xuất phát từ đất mẹ Trung Hoa với sự dọn đường “giúp đỡ” tận tình của đảng CSTQ… để lên nắm quyền hai đảng cộng sản đàn em của Đảng CSTQ là đảng CS Đông Dương- CSĐD (bao gồm cả Đông Dương) và đảng CS Malaysia – CSM (bao gồm cả Singapore).

Điều giống nhau kỳ lạ thứ năm là cả hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck đến với hai đảng CS Đông Dương và Malaysia đều với tư cách cán bộ của Comintern (Quốc tể CS) nhưng lại do đảng CSTQ phao tin về “lãnh tụ mới”, giới thiệu hoành tráng nhưng mơ hồ về “lãnh tụ” (vì lý do bí mật), và chính đảng CSTQ đã đưa “lãnh tụ của Comintern” về Việt Nam và Malaysia (chứ không phải do Comintern từ Moscow có công văn cử đến).

Chúng ta nên nhớ, những năm 1933-1939 Stalin chỉ lo thanh trừng nội bộ đảng CS Nga (giết hàng triệu đảng viên) và đối phó với các nước trong Liên bang Sô viết (giết mấy chục triệu người các dân tộc), và nhất là phải đối phó với Hitler và Châu Âu lúc đó đang chuẩn bị rơi vào đại chiến Thế giới 2, nên không hề quan tâm đến các đảng CS thế giới và nhất là các đảng CS Phương Đông (mà Stalin rất khinh ghét)… Stalin cũng chẳng phân công việc “quản lý các đảng châu Á” đó cho đảng CSTQ… mà đảng CSTQ đã tự ôm “trách nhiệm quốc tế cao cả” đó, với những mưu đồ riêng.

Điều giống nhau kỳ lạ khủng khiếp thứ sáu (chữ khủng khiếp ở đây phải hiểu theo cả hai nghĩa đen và bóng) là từ năm 1933-1934 sau khi hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck xuất hiện lờ mờ trên “chân trời cách mạng” Việt Nam và Malaysia thì hàng loạt và hầu hết các lãnh tụ kỳ cựu và “khai quốc công thần” của hai đảng CSĐD và CSM đều bị lần lượt “vô tình” rơi vào tay mật thám Pháp (ở Việt Nam) và Anh (ở Malaysia, Singapore), tạo nên lỗ hổng quyền lực và sự khan hiếm lãnh tụ khủng khiếp cho hai đảng CSĐD và CSM. Điều đó – sự “ra đi anh dũng” “vô tình” và “đau thương” của hầu hết các lãnh tụ của hai đảng CSĐD và CSM đã diễn ra trong những năm cuối 30s đầu 40s đó trùng với những năm ròng rã đảng CSTQ (qua cộng đồng người Hoa ở khắp nơi) rỉ tai, truyền miệng, thì thầm, “dấm da dấm dứ” trong dân đen hai nước về hai lãnh tụ Hồ Chí Minh và Lại Teck của họ. Hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck chỉ việc “trở về cứu nước” Việt Nam và Malaysia như hai vị lãnh tụ cứu tinh của đảng và của dân tộc, như mưa về ruộng hạn!

Điểm giống nhau kỳ lạ thứ bảy của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck là khi về nước hầu như ngay lập tức họ trở thành lãnh tụ, và dường như họ biết trước và đã chuẩn bị cho điều đó. Trong hành trang “về nước” của họ đều đã chuẩn bị sẵn hai lá cờ đảng và cờ nước cho hai đảng và hai nước của họ, cứ như là họ đều biết trước mình sẽ là lãnh tụ sáng lập đảng và sáng lập nước! Cờ đảng cho hai đảng của họ đã được chuẩn bị giống y chang nhau và giống như (100%) cờ của đảng CSTQ là cờ đỏ búa liềm, mà cờ đảng CSTQ thì vẫn hơi khác cờ đảng CS Nga một chút. Tức là ba đảng CSTQ, CSĐD và CSM chung một lá cờ… Kỳ lạ hơn nữa là hai lá quốc kỳ mà họ (được) chuẩn bị mang về cho hai nước Việt Nam và Malaysia cũng gần giống nhau và gần giống quốc kỳ mà đảng CSTQ chuẩn bị cho đất nước họ sau này. Đó là, quốc kỳ do đồng chí Hồ Chí Minh chuẩn bị cho Việt Nam là Cờ đỏ một Sao vàng, còn quốc kỳ do đồng chí Lai Teck chuẩn bị cho Malaysia là Cờ đỏ Ba sao vàng, và quốc kỳ do đồng chí Mao Trạch Đông chuẩn bị cho Trung Quốc sau này là Cờ đỏ năm Sao vàng…

Về “gia đình” những lá cờ đỏ sao vàng này tôi đã có một bài viết riêng trên Dân Luận vài tháng trước. Chỉ xin nói lại ở đây là cũng thời gian này, những năm 1930-1940, người Hoa ở các nước Miến điện, Indonesia… cũng lập nên là trở thành lãnh tụ các đảng cộng sản Miama và Indonesia với những lá cờ đảng y chang cờ đảng mà hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck mang về Việt Nam và Malaysia, còn cờ nước cho Indonasia là cờ đỏ Hai sao vàng, và cho Miến điện là Cờ đỏ Bốn sao vàng… Trong bài viết đó tôi cũng đã chỉ ra số lượng sao vàng trên cờ đỏ là tùy theo số sắc tộc chính của các nước đó…

Điều giống nhau và kỳ lạ thứ tám mà hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck cùng chia sẻ, đó là cả hai đồng chí đều rất tự tôn sùng cá nhân, tự biến mình thành thánh nhân trên đảng và dân. Đồng chí Hồ Chí Minh thì tự gọi mình là cha già dân tộc khi 55 tuổi (hay 44 tuổi?), và tự viết sách ca ngợi mình với những bút danh khác như Trần Dân Tiên, T. Lan… còn đồng chí Lai Teck thì tự xưng và tự gọi mình là Mr. Wright – Ngài Chân lý, và bắt toàn đảng CS Malaysia gọi mình là Mr. Wright – ngài Chân lý, ngài Đúng đắn, ngài Không sai!

Hơn thế nữa, cả đồng chí Hồ Chí Minh và đồng chí Lai Teck – Mr. Wright đều luôn có một nhà xuất bản và nhà in mang tên Hồng Kỳ thầm lặng, ẩn dật (đặt bản doanh bí mật ở Hongkong hay đâu đó) luôn viết và in sách, tài liệu ca ngợi cá nhân hai đồng chí đó bằng tiếng Việt và tiếng Malay, tiếng Hoa rồi tung vào Việt Nam, Malaysia, Singapore… tạo uy tín lãnh tụ cho các đồng chí đó trong đảng và trong dân hai nước. Nhà xuất bản Hồng Kỳ này cũng là nơi chuyên viết và in sách “hộ” cho các “lãnh tụ” các đảng cộng sản Indonesia (hai sao) và Miama (bốn sao) nữa.

Điều giống nhau, nhưng không kỳ lạ nữa mà ghê tởm, thứ chín, của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck là sau khi trở thành lãnh tụ đảng và tìm mọi cách tự ca ngợi mình hay để nhà xuất bản Hồng Kỳ bí mật ca ngợi mình như trên, giai đoạn cầm quyền lãnh tụ đầu tiên của hai đồng chí trong nhiều năm đều dành để thanh trừng nội bộ, thực chất là tiêu diệt hết những người giỏi hơn mình, cách mạng chân chính hơn mình, công lao hơn mình, hoặc những người không phải phe đảng của mình, dù họ đã về phe cách mạng. Đồng chí Hồ Chí Minh làm việc này ráo riết trong 4-5 năm, từ 1945 đến 1949, thường là bằng thủ tiêu kín hay bán thông tin cho Pháp xử lý hộ. Còn đồng chí Lai Teck thì làm nhanh gọn hơn, trong vòng 1-2 năm, thậm chí có lần đồng chí Lai Teck tổ chức Hội nghị TW đảng trong hang Batu gần Kuala Lumpur mà không đến chủ trì (do “hỏng xe”) mà “điều” cảnh sát Anh đến giết chết trên 100 cán bộ chủ chốt của đảng CSM… không phải vì họ nghi ngờ tài đức đồng chí Tổng Bí thư – Ngài Chân lý, mà vì họ muốn đấu tranh độc lập không theo sự chỉ đạo của “một tổ chức người Hoa” tên là Min Yen ở Singapore (thực chất là bộ phận hải ngoại của đảng CSTQ), và vì đồng chí Lai Teck muốn tập trung quyền lực quân sự (của Quân giải phóng Malaysia lúc đó rất mạnh) vào tay mình…

Và điều giống nhau thư mười, tất yếu, của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck, là sau khi nắm toàn bộ quyền lực chính trị và quân sự trong tay, chiến lược đấu tranh duy nhất của hai đống chí “lãnh tụ dân tộc” đó là… dựa vào đảng CSTQ. Từ năm 1940 đến 1947, dù bản thân còn chìm trong chiến tranh chống Nhật rồi nội chiến, đảng CSTQ và quân Giải phóng Nhân dân TQ đã đào tạo và trang bị, cung cấp toàn bộ cho quân đội của đảng CS Malaysia lúc đó lên đến 39-40 ngàn người. Rất may cho đất nước Malaysia là họ không có chung biên giới với TQ, nếu không thì họ đã bị cộng sản “giải phóng” và là cờ đỏ ba sao của Lai Teck mang về đã là quốc kỳ hôm nay của họ rồi!

Tương tự, như vậy, sau khi diệt hết mọi lực lượng Dân tộc tham gia giải phóng đất nước năm 45 mà không phải cộng sản, đồng chí Hồ Chí Minh mới tổ chức Đại hội Việt Minh năm 1949 chỉ còn toàn cộng sản, rồi “mở chiến dịch Biên giới” mà 1950 cho sĩ quan TQ mang 15 nghìn quân Việt được TQ trang bị và đào tạo hoàn toàn đánh vào 256 quân Pháp ở đồn Đình Lập, mà sau mấy ngày bao vây và tấn công 26 lính Pháp vẫn thoát được về Hà Nội… Tóm lại là, toàn bộ sự nghiệp lãnh đạo chiến tranh đánh Pháp, rồi cải cách ruộng đất, cải cách thương nghiệp hay văn hóa, rồi đánh Mỹ, đồng chí Hồ Chí Minh đều làm theo chỉ đạo của các đồng chí CSTQ, và cho CSTQ (những người đã đưa hai lá cờ đỏ cho đồng chí Hồ mang về và đã làm mọi việc đặt đồng chí lên “ngôi” lãnh tụ đất nước, cha già dân tộc Việt lúc đồng chí mới 44 tuổi…)

Đến đây, lẽ ra là đã hết câu chuyện 10 điều giống nhau kỳ lạ của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck, hai cựu lãnh tụ của hai đảng CSVN và CSM, như trên. Nhưng để kết thúc bài này tôi xin nói thêm về điều giống nhau thứ 11 của hai đồng chí đó. Đó là hai cái chết khá giống nhau của họ.

Đồng chí Lai Teck, sau gần 10 năm làm lãnh tụ tối cao đảng CSM, năm 1947 đã bị các đồng chí mình phát hiện là gián điệp nhị trùng (cho Anh và cho Nhật) để hại các đồng chí mình và tập trung quyền lực. Thế là Lai Teck đã ôm luôn quĩ đảng (hơn 1 triệu USD năm 1947) chuồn về Hongkong. Các đồng chí Malaysia cử đồng chí Chin Peng (lúc đó 29 tuổi, sau chính là người kế vị Lai Teck) đi bắt Lai Teck về xét xử. Chin Peng về Hongkong báo cáo và hỏi Comintern về Lai Teck thì Comintern nói Lai Teck là người Việt nên do đảng CSVN phụ trách. Chin Peng lại hỏi các đồng chí Việt Nam thì được biết Lai Teck đã đi Bangkok. Chin Peng cùng các đồng chí Việt Nam ở Bangkok đã tìm ra chỗ Lai Teck đang ở, đã đến thắt cổ Lai Teck chết. Tóm lại là đồng chí Lai Teck của chúng ta đã chết dưới tay các đồng chí cộng sản Việt Nam nhà mình. (Đó là theo hồi ký của Chin Peng – My sides of History).

Còn đồng chí Hồ Chí Minh chết ở Hà Nội năm 1969, cũng có thể nói là dưới tay các đồng chí cộng sản Việt Nam. Cụ thể là, từ năm 1958 đồng chí Hồ Chí Minh đã bị các đồng chí của mình (đứng đầu là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ) giam lỏng và sử dụng như bù nhìn. Không biết có phải vì các đồng chí cộng sản Việt Nam đã nhìn ra gốc gác gián điệp Tàu của đồng chí Hồ Chí Minh mà làm thế không? Chỉ biết là, bị các đồng chí mình o ép mọi mặt quá suốt hơn chục năm, ngày 2/9/69 đồng chí Hồ Chí Minh đã tự chọn cái chết cho mình bằng cách không nhận sự hỗ trợ y tế nữa… Thế nên cũng có thể gọi là đồng chí Hồ Chí Minh đã chết dưới tay các đồng chí của mình.

Lịch sử thật rối ren mà cũng thật rõ ràng. Chẳng ai có thể lừa được tất cả mọi người mãi mãi. Đồng chí Lai Teck đã thế mà đồng chí Hồ Chí Minh cũng sẽ thế thôi. Đảng CSVN cũng thế, mà đảng CSTQ cũng sẽ vậy thôi.

Phan Châu Thành
danlambaovn.blogspot.com

Bài này để thấy rằng Bắc Triều Tiên cũng do Trung Cộng tạo lên một huyền thoại giống như Hồ Chí Minh ( Hồ Quang ). ( Phần chú thích số 10 ).
Tham gia phong trào kháng Nhật
Cha mất vào năm 1926, khi Kim được 14 tuổi. Khi đó, ông đang học ở Trường Trung học Dục Văn ở Cát Lâm, nơi ông từ bỏ truyền thống phong kiến của những người Triều Tiên thế hệ trước và có cảm tình với hệ tư tưởng của Chủ nghĩa cộng sản. Ông còn được cho là đã thành lập hội “T’ŭdŭ” (T’ado Cheguk Chuŭi Tongmaeng, Đả đảo Đế quốc Chủ nghĩa Đồng minh), một tổ chức chủ trương chống Đế quốc Nhật và ủng hộ Chủ nghĩa Marx – Lenin, được xem là tổ chức đầu tiên tiền thân của Đảng Lao động Triều Tiên sau này. Việc học tập chính quy của ông kết thúc khi ông bị bắt và bị tống giam vì những hoạt động chống Nhật Bản. Vào tuổi 17, Kim trở thành thành viên trẻ tuổi nhất của tổ chức theo chủ nghĩa Mác hoạt động ngầm với chưa đầy 20 thành viên, do Hŏ So, người thuộc Hội thanh niên Cộng sản Nam Mãn Châu, lãnh đạo. Cảnh sát khám phá ra nhóm này ba tuần sau khi được thành lập vào năm 1929, và Kim bị tống giam vài tháng.[5][6]

Ông gia nhập nhóm du kích chống Nhật ở bắc Trung Hoa, và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1931. Đầu năm 1932, ông là phái khiển của Đặc khu ủy Đông Mãn tại đội Du kích phản Nhật huyện An Đồ. Năm 1935, ông được chỉ định là Chính ủy Đại đội du kích phản Nhật Uông Thanh, Chính ủy Trung đoàn 3, Sư đoàn độc lập, Quân đoàn 2, Quân Cách mạng Nhân dân Đông Bắc, chỉ huy khoảng 160 quân[4]. Chính ở đây Kim đã gặp người sau này trở thành người đỡ đầu ông trở thành người cộng sản, Wei Zhengmin, sĩ quan trực tiếp của Kim, người lúc đó đang là Chính ủy của Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc. Wei báo cáo trực tiếp lên Khang Sinh, một đảng viên cấp cao gần gũi với Mao Trạch Đông ở Diên An, cho đến khi Wei chết vào ngày 8 tháng 3 năm 1941[7].

Năm 1937, Kim được nâng lên làm Sư trưởng Sư đoàn 3 (sau đổi phiên hiệu thành Sư đoàn 6), Quân đoàn 2, Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc, khi mới 24 tuổi, điều khiển vài trăm quân du kích trong một nhóm được biết đến với tên “sư đoàn của Kim Nhật Thành”. Chính khi ông chỉ huy sư đoàn này, ông đã thực hiện một cuộc đột kích quân Nhật tại Poch’onbo, vào ngày 4 tháng 6. Mặc dù đơn vị của Kim chỉ giành được một số thị trấn nhỏ ở biên giới Triều Tiên trong vài giờ, nó được xem là một thành công về quân sự vào thời điểm đó, khi đơn vị du kích đã trải qua rất nhiều khó khăn trong việc chiếm bất kỳ vùng đất nào của địch. Thành công này đã khiến Kim nổi tiếng ở mức độ nào đó trong lực lượng du kích Trung Quốc, và sách sử của Bắc Triều Tiên sau này đưa nó thành một thắng lợi mở đầu cho phong trào chống Nhật tại Triều Tiên.

Năm 1938, Kim nhậm chức Chỉ huy trưởng Phương diện quân số 2, Đệ Nhất Lộ quân của Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc. Lúc này, Kim đổi tên mình thành Kim Nhật Thành, với ý nghĩa “trở thành mặt trời”[8]. Vào cuối cuộc chiến tranh, cái tên này đã trở thành huyền thoại ở Triều Tiên, và vài nhà sử học cho rằng thực ra không phải do bản thân Kim Sŏng-ju làm cho cái tên này nổi tiếng. Tuyên truyền viên Xô viết Grigory Mekler, người yêu cầu chuẩn bị cho Kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đã nói rằng Kim lấy tên này khi ở Liên Xô vào đầu những năm 1940 từ một người chỉ huy cũ đã chết trận[9]. Mặt khác, một số người Triều Tiên chỉ đơn giản là không tin rằng một người trẻ tuổi như Kim lại có thể trở thành một huyền thoại[10]. Tuy nhiên, Sử gia Andrei Lankov cho rằng tin đồn Kim Nhật Thành được tráo đổi với một Kim “gốc” nào đó là không đúng. Bản thân Kim là một lãnh đạo cấp cao khi đó, ông không có lý do phải đổi tên theo một chỉ huy nào khác. Một số nhân chứng biết Kim trước và sau thời gian ông ở Liên Xô, bao gồm cả Chu Bảo Trung, cấp trên của ông, người đã phủ nhận việc tồn tại một Kim “thứ hai” trong nhật ký của mình.[11]

Năm 1941, Đạo quân Quan Đông của Nhật Bản mở cuộc tiễu trừ vào các căn cứ của Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc. Đệ Nhất Lộ quân bị thiệt hại trầm trọng, quân số còn lại hợp thành Chi đội số 1, do Kim làm Chi đội trưởng. Bị quân đội Nhật truy kích, Kim và các đồng chí của mình đã trốn thoát bằng cách vượt sông Amur chạy sang Liên Xô[12]. Năm 1942, ông Kim và đội quân của mình được gửi tới đóng quân gần Khabarovsk, tại đây, các du kích kháng chiến Triều Tiên được các sĩ quan Xô viết huấn luyện lại và tập hợp lại với danh nghĩa Phương diện quân 88 Bộ binh Viễn Đông. Kim trở thành Đại úy trong Hồng quân Xô viết và phục vụ ở đó cho đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.

Hoạt động trước Chiến tranh Triều Tiên
Tháng 9 năm 1945, Kim trở về Triều Tiên cùng với quân đội Xô viết tiến vào để giải giới quân Nhật. Là một đảng viên Cộng sản Trung Quốc, lại là sĩ quan Hồng quân Liên Xô, Kim được các lãnh đạo Liên Xô xem là ứng cử viên sáng giá để nắm quyền lãnh đạo một chính phủ Triều Tiên của những người Cộng sản. Đảng Cộng sản Triều Tiên từng được thành lập vào năm 1925, nhưng sau đó nhanh chóng tan đàn xẻ nghé do mâu thuẫn nội bộ. Bấy giờ, trụ sở chính của Đảng lại nằm ở Seoul, trong vùng chiếm đóng của Hoa Kỳ ở phía Nam. Với sự hậu thuẫn của Liên Xô, Kim vượt lên khỏi vị thế của lãnh tụ phe dân tộc chủ nghĩa là Cho Man-sik lẫn lãnh tụ của Đảng cộng sản Bắc Triều Tiên là Hyun Joon-hyuk, cũng như nhờ vào sự ủng hộ của người dân Triều Tiên đã ủng hộ cuộc chiến của ông chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản. Ông trở thành người đứng đầu của Đảng Cộng sản Triều Tiên ở Địa khu Bắc Triều Tiên với vai trò Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản ở Bắc Triều Tiên. Khi đó, Kim mới vừa 33 tuổi.

Trong một hội nghị từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 8 năm 1946, một cuộc sát nhập Văn phòng Bắc Triều Tiên của Đảng Cộng sản Triều Tiên và Đảng Tân Nhân dân để thành lập Đảng Lao động Triều Tiên[13][14][15]. Kim Tu-bong, lãnh đạo của Đảng Tân nhân dân, đã được bầu làm chủ tịch đảng. Phó chủ tịch đảng là Chu Nyong-ha và Kim Nhật Thành.[16]

Một trong những thành công có ảnh hưởng lâu dài nhất của ông là việc thành lập một đội quân chuyên nghiệp, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (NKPA), với lực lượng nòng cốt là du kích và những người lính trước đây đã có được kinh nghiệm trận mạc trong những trận chiến đấu chống lại quân Nhật và sau này là quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng. Từ vị thế này, sử dụng các khí tài do Liên Xô viện trợ, Kim đã xây dựng một lực lượng quân đội lớn, thành thạo chiến tranh quy ước và chiến tranh du kích. Trước khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Joseph Stalin đã trang bị cho NKPA các xe tăng hạng trung T-34, xe tải, trọng pháo, và những vũ khí hạng nhẹ (vào thời điểm này, Quân đội Nam Triều Tiên kém hơn nhiều về số lượng quân đội lẫn trang bị). Kim cũng thành lập lực lượng không quân, được trang bị sơ bộ với những máy bay chạy bằng cánh quạt cũ thu được của Nhật và máy bay tiêm kích của Liên Xô. Sau đó, những ứng cử viên phi công Bắc Triều Tiên được gửi đến Liên Xô và Trung Quốc để luyện tập trong chiếc máy bay phản lực MiG-15 tại các căn cứ bí mật.

Ngày 9 tháng 9 năm 1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố thành lập. Kim trở thành Ủy viên trưởng Đảng Lao động Bắc Triều Tiên, đồng thời giữ chức Thủ tướng. Ngày 30 tháng 6 năm 1949, Đảng Lao động Bắc Triều Tiên trở thành Đảng Lao động Triều Tiên và Kim trở thành Tổng Bí thư của đảng cho đến khi qua đời.

ĐỀ NGHỊ ÔNG TRẦN GIA PHỤNG VÀ QUÍ ĐỘC GIẢ TÌM HIỂU THÊM VỀ HỒ CHÍ MINH ( HỒ QUANG HOẶC HỒ TẬP CHƯƠNG ) TRONG TRANG
http://huynh-tam.blogspot.c…

 

Bài Khác