Trump và Kim ‘không nói chuyện với nhau nữa’?

trumpBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo chưa biết bao giờ sẽ diễn ra

Cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nói ông và Kim Jong-un “đã yêu nhau” nhưng nay có vẻ như họ không nói chuyện nữa.

Thay vào đó, Mỹ và Bắc Hàn dường như đang dò xét nhau, chờ đối phương chớp mắt hoặc có động thái gì. Và dường như không bên nào sẵn sàng nhún nhường.

Pompeo gặp quan chức Bắc Hàn hôm 8/11

Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn ‘sau bầu cử giữa kỳ’

Trump mong có hội nghị thứ hai với Kim Jong-un

Mỹ: Bắc Hàn sẵn sàng chào đón thanh sát viên

Bắc Hàn đồng ý đóng cơ sở thử tên lửa

Cuộc đàm phán nhằm thiết lập hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo đã không diễn ra như kế hoạch.

Trợ lý của ông Kim, Kim Yong-chol lẽ ra đã đến New York và gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Nhưng BBC được biết rằng cuộc họp đã bị hủy bỏ sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ phát hiện rằng vị quan chức Bắc Hàn đã không lên máy bay theo kế hoạch.

PompeoBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNgoại trưởng Mike Pompeo trong cuộc họp tại Bình Nhưỡng

Tin chính thức là cuộc họp sẽ được lên lịch lại và ông Trump nói rằng ông “rất hạnh phúc” với tình hình hiện tại, và “không có gì phải vội” trong khi lệnh trừng phạt vẫn được giữ nguyên.

Ở Seoul cũng vậy, các phóng viên được kêu gọi không soi vào cuộc họp bị hoãn vì đã từng có những cuộc họp bị hoãn trong quá khứ.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in nói rằng ông đoán trước là sẽ có ​​”bầm dập” trong tiến trình thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.

Nhưng thật khó để không cảm thấy rằng động lực cho các cuộc đàm phán với Bắc Hàn có thể đang trôi qua.

Ngay cả ở cấp độ thấp hơn, đặc sứ mới của Mỹ về Bắc Hàn Stephen Biegun đã đảm nhiệm vị trí này hơn hai tháng mà vẫn chưa gặp người đồng cấp Bình Nhưỡng, Thứ trưởng Ngoại giao Choi Sun-hui.

PompeoBản quyền hình ảnhAHN YOUNG-JOON-POOL/GETTY IMAGES
Image captionNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói chuyện với Ngoại trưởng Nam Hàn Kang Kyung-wha sau chuyến gặp Kim Jong-un hồi tháng 10/2018

Tại Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6/2018, Kim Jong-un cam kết hướng tới mục tiêu phi hạt nhân nhưng các bước của ông đến nay không đáp ứng được yêu cầu của Mỹ.

Hôm 2/11, Bắc Hàn cảnh báo họ có thể tiếp tục nối lại chương trình hạt nhân nếu Hoa Kỳ không bỏ việc chế tài.

Trong cuộc gặp ở Singapore, Kim và Trump cũng cam kết xây đắp “một chế độ hòa bình bền vững và ổn định”, nhưng Bình Nhưỡng thất vọng khi Mỹ miễn cưỡng trước tuyên bố kết thúc chính thức Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và nhắc lại yêu cầu Bắc Hàn phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Tướng Vincent Brooks, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nam Hàn lên tiếng ủng hộ các biện pháp gây tranh cãi nhằm giảm hoạt động quân sự dọc theo biên giới với Bắc Hàn.

Ông Brooks cho biết các bước gần đây của hai miền để giải giáp các khu vực dọc theo khu phi quân sự ở biên giới nhận được “sự trợ giúp và tán thành của Hoa Kỳ”.

Bắc Hàn ‘sẽ không giải trừ nếu tiếp tục bị phạt’

Mỹ sẵn sàng ‘tái đàm phán’ với Bắc Hàn

mỹ, bắc hànBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore ngày 12/6/2018

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hội nghị thượng đỉnh lần hai với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ được tổ chức sau cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 6/11.

Trả lời phóng viên trong lúc bay tới Iowa để chủ trì một buổi vận động, ông Trump nói: “Sự kiện này sẽ diễn ra sau bầu cử giữa kỳ. Tôi không thể đi vụ đó lúc này. ”

Hồi đầu tháng 10/2018, ông Trump nói rằng kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai đã được sắp xếp và ông cho rằng tiến trình đàm phán với quốc gia bị cô lập diễn ra “đáng kinh ngạc”.

Ông cho biết Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc đàm phán rất tốt với ông Kim vào cuối tuần trước và rằng “ba, bốn địa điểm đã được cân nhắc”.

Trong lúc đến Nhà Trắng, ông Pompeo nói: “Trong khi vẫn còn một chặng đường dài để đi và nhiều việc phải làm, bây giờ chúng ta có thể thấy con đường giúp chúng ta đạt được mục tiêu tối thượng, đó là việc phi hạt nhân hoàn toàn và được xác nhận ở Bắc Hàn.”

Bắc Hàn vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân?

Bắc Hàn ‘ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân’

Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông Kim Jong-un sẵn sàng cho phép các thanh sát viên quốc tế vào các điểm thử hạt nhân và tên lửa.

Đây là một trong các vấn đề chính còn vướng mắc của cam kết phi hạt nhân trước đó.

bắc hànBản quyền hình ảnhAFP
Image captionNgoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho nói Mỹ cứ nhất định theo chính sách “phi hạt nhân trước đã”

Trước đó, Ngoại trưởng Bắc Hàn cảnh báo “không đời nào” nước ông giải trừ hạt nhân trong khi Mỹ tiếp tục áp các lệnh trừng phạt.

Ri Yong-ho nói tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng các biện pháp trừng phạt đào sâu thêm sự ngờ vực của Bắc Hàn về Mỹ.

Bình Nhưỡng nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ và điều này được Nga và Trung Quốc ủng hộ.

Nhưng chính quyền Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt nên được duy trì cho đến khi Bắc Hàn tiến hành phi hạt nhân.

Kim Jong-unBản quyền hình ảnhKCNA
Image captionLãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Hàn đã thu hút sự quan tâm của quốc tế và khu vực trong thời gian gần đây

Hỏa hoạn tại TB California 42 người chết 228 mất tích…

Cháy rừng ở California: Ít nhất 42 người chết, hơn 200 người mất tích 200,000 người di tản.

Hôm nay 13/11, các đội tìm kiếm đang lần khắp những nơi bị thiêu rụi của thị trấn Paradise, tiểu bang California, để tìm kiếm di cốt của các nạn nhân hỏa hoạn, trong lúc nhà chức trách dự đoán con số tử vong sẽ tăng lên trong đợt cháy rừng nguy hiểm nhấttrong lịch sử California, theo Reuters.

Hỏa hoạn “Camp Fire” vẫn đang hoành hành ở miền bắc California, giết chết ít nhất 42 người. 228 người khác được báo cáo mất tích, theo Cảnh sát trưởng Kory Honea của hạt Butte.

Image result for cháy rừng ở california

Hai nạn nhân khác chết trong các vụ cháy ở Woolsey. Vụ hỏa hoạn đã phá hủy 435 công trình và khiến khoảng 200.000 người ở vùng núi và chân đồi gần bờ biển Malibu ở miền Nam California, phía tây Los Angeles, phải di tản.

“Camp Fire”, được xếp hạng là hỏa hoạn hủy hoại tài sản nhiều nhất trong lịch sử California, đã thiêu hủy hơn 7.100 ngôi nhà và các công trình kể từ khi bắt đầu hôm thứ Năm ở chân đồi Sierra của hạt Butte, cách San Francisco khoảng 175 dặm (280 km) về phía bắc.

150 nhân viên tìm kiếm cứu cấp đến đây vào ngày 13/11, hỗ trợ cho 13 đội cứu hỏa đang làm việc trong khu vực bị hỏa hoạn, Reuters dẫn lời Cảnh sát trưởng Honea cho biết.

Nhân viên tìm kiếm thi thể nạn nhân.
Nhân viên tìm kiếm thi thể nạn nhân

Ngoài ra, ông Honea cũng đã yêu cầu quân đội hỗ trợ thêm 3 đội nhà xác di động, một nhóm “an táng trong thảm họa” và một số đơn vị quân khuyển chuyên tìm thi thể để hỗ trợ trong việc tìm kiếm di cốt của các nạn nhân. Ba nhóm khác gồm các nhà nhân chủng học pháp y cũng được mời gọi giúp đỡ, ông Honea cho biết.

Phần lớn hỏa hoạn gây tang thương và mất mát xảy ra ở bên trong và xung quanh thị trấn Paradise, nơi ngọn lửa đã thiêu rụi hầu hết các tòa nhà thành tro và những đống đổ nát vào tối thứ Năm tuần qua, chỉ vài giờ sau khi ngọn lửa bùng nổ. Lệnh di tản vẫn còn hiệu lực với khoảng 52.000 cư dân trong các khu vực có hỏa hoạn.

Cảnh sát trưởng Honea cho biết thêm rằng văn phòng ông đã nhận được yêu cầu kiểm tra tình trạng của hơn 1.500 người mà người thân của họ đã bặt tin. Trong số những trường hợp này, có 231 người được xác nhận an toàn.

Tối 12/11, nhà chức trách cho biết họ đã tìm thấy thi thể của 13 nạn nhân, làm tăng thêm số người chết là 29 người vào cuối tuần qua.Trong khi 42 ca tử vong được xác nhận đã đánh dấu số người chết cao nhất trong lịch sử cháy rừng ở California, Reuters dẫn lời ông Honea cho biết. Con số này vượt xa kỷ lục 29 người thiệt mạng trước đó vào năm 1933 trong vụ cháy công viên Griffith ở Los Angeles.

Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân của vụ cháy

Tập đoàn PG&E, hoạt động ở miền bắc California, và Edison International, chủ sở hữu công ty Southern California Edison, đã báo cáo với các chuyên gia ề hỏa hoạn cho rằng họ tim thấy  đường dẫn lửa hoặc trạm biến áp suất ở những khu vực đã báo cáo, ngay trước khi hoặc gần thời điểm các đám cháy bắt đầu.

Image result for cháy rừng California

Ở nam California, vụ hỏa hoạn Woolsey đã thiêu hủy trên diện tích gần 94.000 mẫu, và khoảng 30% đã được dập tắt trong đêm thứ 12/11, theo Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California.

Sức gió ở miền nam California dự báo sẽ tiếp tục lên đến 40 dặm/giờ vào ngày 13/11, nâng cao nguy cơ làm cho hỏa hoản bùng phát trở lại từ những đống than hồng rải rác.

Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California cho biết 57.000 công trình vẫn còn trong tình trạng nguy hiểm trong vụ hỏa hoạn ở Woolsey.

Gần 9.000 nhân viên cứu hỏa, nhiều người từ các tiểu bang tới giúp, đang vật lộn để ngăn chặn ngọn lửa ở Woolsey và một số đám cháy nhỏ ở miền Nam California, cùng với sự hỗ trợ của phi đội trực thăng và máy bay phun nước chữa cháy.

Một số người phải di tản ở Malibu, một cộng đồng duyên hải,  trong đó có một số nhân vật nổi tiếng của Hollywood, đã được phép trở về nhà nhưng không có điện hay dịch vụ điện thoại di động.

California đã trải qua hai đợt cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử trong vài năm qua. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân phần lớn là do hạn hán kéo dài trên phần lớn miền Tây Hoa Kỳ.

Chính quyền địa phương đã kêu gọi các cư dân tuân thủ lệnh sơ tán.

Thống đốc California Jerrry Brown đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tình trạng thảm họa lớn để tăng cường công tác ứng cứu và giúp đỡ người dân phục hồi.

Theo Reuters, VOA


Bài Khác