Tỷ phú Nhật là khách đầu tiên của SpaceX bay lên Mặt Trăng

nhậtBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionÔng Maezawa là người sáng lập và giám đốc điều hành của cửa hàng bán lẻ thời trang trực tuyến Zozo

SpaceX, công ty của Elon Musk, loan báo khách hàng đầu tiên bay lên Mặt Trăng nhờ tên lửa đẩy của SpaceX là doanh nhân người Nhật Yusaku Maezawa, theo Reuters.

Ông Maezawa, 42 tuổi, là người sáng lập và giám đốc điều hành của cửa hàng bán lẻ thời trang trực tuyến Zozo.

Elon Musk tham gia #DeleteFacebook

Cuộc đua mới chinh phục vũ trụ

Từng là một tay trống trong ban nhạc punk rock, tỷ phú Maezawa sẽ có một chuyến vòng quanh mặt trăng trên tàu vũ trụ Big Falcon Rocket. Sự kiện này nhằm đưa việc thương mại hóa ngành du lịch vũ trụ lên tầm cao mới.

Là hành khách đầu tiên lên Mặt Trăng từ khi sứ mệnh Apollo của Hoa Kỳ kết thúc vào năm 1972, danh tính của Maezawa được tiết lộ tại sự kiện đêm 17/9 tại trụ sở chính của công ty và nhà máy tên lửa ở ngoại ô Hawthorne, Los Angeles ,theo Reuters.

Tên lửa Falcon Heavy của Elon Musk phóng thành công

Trước đó, hôm 13/9, Musk post trên Twitter một tấm ảnh lá cờ Nhật. Hôm 16/9, ông post tiếp phần diễn giải hoạt động của Big Falcon Rocket, tàu vũ trụ mà Musk hứa hẹn sẽ đưa hành khách lên Mặt Trăng và sau đó đưa người và hàng hóa đến sao Hỏa.

Trong khi Big Falcon Rocket vẫn chưa hoàn thiện, Musk nói rằng ông muốn tên lửa sẵn sàng cho một chuyến đi không người lái tới sao Hỏa vào năm 2022, và với một chuyến bay có phi hành đoàn vào năm 2024.

SpaceX lên kế hoạch cho sứ mệnh bay vào quỹ đạo Mặt Trăng.

Không rõ Maezawa trả bao nhiêu tiền cho chuyến đi.

Maezawa gầy dựng tài sản bằng cách lập website mua sắm Zozotown. Công ty Zozo, tên chính thức là Start Today Co Ltd, cũng cung cấp dịch vụ may đo Zozosuit.

Ngoài SpaceX, còn có Blue Origin và Virgin Galactic khởi động các chuyến tàu vũ trụ tư nhân nhắm vào khách hàng là người nổi tiếng và người siêu giàu.

Trong số những người đăng ký bay trên tàu Virgin Galactic có tài tử Leonardo DiCaprio và ngôi sao nhạc pop Justin Bieber. Chuyến bay dài 90 phút có giá 250.000 đôla.

Sunrise

Cuộc đua chinh phục không gian trong thời Chiến tranh Lạnh từng đẩy hai siêu cường thế giới vào thế cạnh tranh quyết liệt trong việc khám phá thế giới bên ngoài Trái Đất.

Nhưng giờ đây, chúng ta đã có thể bỏ qua những quy tắc truyền thống về công cuộc chinh phục không gian: gần như là cứ có tiền và có một hãng nào đó hỗ trợ là bạn có thể bay vào vũ trụ.

Cuộc đua không còn là giữa các quốc gia với nhau nữa, mà là giữa các công ty.

Tàu vũ trụ dân dụng: Ước mơ không còn xa?

Tàu vũ trụ sẽ rẻ như phi cơ dân dụng?

Năng lượng nào cho tàu vũ trụ tương lai?

Apollo 14
Image captionTàu Apollo 14 bay vào không gian

Vũ trụ – nơi tạo ra những đột phá

Từ những ngày ban đầu với việc phóng vệ tinh Sputnik hồi 1957 và chuyến bay của Yurin Gagarin hồi 1961, hành trình khám phá vũ trụ của nhân loại đã luôn chiếm vị trí quan trọng trong cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ – các bên đặc biệt coi trọng việc bên nào sẽ đưa được con người lên Mặt Trăng trước tiên.

Trong suốt cuộc cạnh tranh nhằm “bay xa hơn vào vũ trụ”, vấn đề lợi ích kinh doanh luôn chỉ là mục đích phụ.

Chính phủ chi trả và duy trì các nỗ lực chinh phục không gian.

Vệ tinh thương mại đầu tiên trên thế giới – Early Bird – được phóng đi vào năm 1965, nhưng cho tới tận gần đây những bước phát triển trong lĩnh vực vũ trụ nhằm phục vụ mục tiêu dân sự đa phần chỉ hạn chế ở mức các vệ tinh viễn thông lớn.

Tốn hết vài trăm triệu đô la, nặng tới vài tấn, các vệ tinh này được thiết kế nhằm hoạt động trong 15 năm, đủ để các nhà đầu tư thu hồi chi phí sản xuất ban đầu.

Thế nhưng đang có một cuộc cách mạng diễn ra. Các tiến bộ công nghệ đang lật đổ những mô hình hoạt động truyền thống trong vũ trụ.

Một nhóm các công ty đang hứa hẹn sẽ tìm cách đưa con người lên không gian với mức chi phí rẻ hơn, nhờ vào các sáng chế như loại tên lửa tái sử dụng và các hệ thống phóng tên lửa theo chiều ngang.

Hành trình hơn 60 năm con người chinh phục vũ trụ

Vệ tinh đang ngày càng nhỏ gọn hơn, có giá thành rẻ hơn – hiện đang có khoảng 1.500 chiếc bay trong quỹ đạo trên đầu chúng ta.

Với lượng thông tin và hình ảnh khổng lồ thu được từ vũ trụ, cộng với việc ngày càng có thêm nhiều các công ty mới tham gia vào tiến trình xử lý, phân tích, diễn giải và marketingnhững dữ liệu, hình ảnh đó, thì đây quả là một cuộc cách mạng thông tin thực sự.

“Chúng ta nay có thể làm được nhiều thứ chỉ bằng với cỗ máy bé như chiếc hộp đựng giày, những thứ trước kia cần phải dùng tới thứ máy móc to như chiếc xe buýt,” Stuart Martin, giám đốc điều hành Satellite Applications Catapult, một hãng của Anh chuyên hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực chinh phục không gian, nói.

Blue Origin
Image captionBlue Origin

Ngành này hiện đang nhận được nhiều khoản đầu tư. Trong năm 2016, ngành kinh tế vũ trụ toàn cầu có tổng trị giá 329 tỷ đô la, với ba phần tư đến từ các hoạt động thương mại thay vì từ các nguồn vốn chính phủ.

Tên lửa là phương tiện giúp chúng ta đi vào vũ trụ, là ‘chiếc chuyên chở’ không thể thiếu cho hành trình chinh phục không gian của nhân loại. Và nay, khi nói đến tên lửa thì giới tỷ phú đang là nhóm đi tiên phong.

Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng

Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới

48 giờ bất hạnh thử làm phi hành gia

SpaceX của doanh nhân công nghệ Elon Musk đang sử dụng các tên lửa Falcon 9 để tiếp vận cho Trạm Không gian Quốc tế (ISS), còn Blue Origin của Jeff Bezos đang phát triển các bệ phóng New Shepard và New Glenn.

Cả hai hãng đều đưa ra các công nghệ mang tính cách mạng, cho phép việc tiếp đất theo chiều thẳng đứng – một bước đi quan trọng trong việc hướng tới sản xuất các tên lửa có thể tái sử dụng nhiều lần.

Tập đoàn Virgin của Richard Branson thì đang nghiên cứu khả năng phóng vệ tinh từ trên không – bên cạnh các kế hoạch mở các chuyến du hành không gian dưới quỹ đạo.

Bay vào không gian bằng tên lửa

Tổ hợp Rocket Lab tại bán đảo Mahia năm 2016
Image captionTổ hợp Rocket Lab tại bán đảo Mahia năm 2016

Rocket Lab của New Zealand, một công ty mới ‘trình làng’, đang hy vọng sẽ tạo thay đổi trong cách thức tìm hiểu, khám phá vũ trụ.

Hiện vẫn đang trong giai đoạn trứng nước, đây là hãng sản xuất tên lửa duy nhất trên thế giới có tổ hợp bệ phóng riêng đặt tại Bán đảo Mahia ở Đảo Bắc.

Vào lúc này, không có công ty chuyên phóng tên lửa nào hoạt động thuần túy với mục tiêu dân dụng. “Các hãng đều được chính phủ trợ giá rất mạnh, bằng cách này hay cách khác,” Stuart Martin nói.

Tuy tên lửa chưa có nhiều thay đổi kể từ thời Sputnik được phóng đi, 1957 – ta vẫn phải thắng được lực hấp dẫn của Trái Đất và đi vào quỹ đạo – nhưng sẽ là sai lầm nếu ta nghĩ rằng Rocket Lab đơn giản chỉ là một nhà sản xuất tên lửa truyền thông, sáng lập viên của hãng là Peter Beck nói.

launch
Image captionBệ phóng tên lửa không gian

Hiện giá thành trung bình một vụ phóng vệ tinh là khoảng 200 triệu đôla.

Peter Beck nói rằng một khi vệ tinh của công ty ông đi vào hoạt động, ông muốn tìm cách đi vào vũ trụ với giá 5 triệu đôla, và “ở mức độ thường xuyên vào khoảng mỗi tuần một chuyến”.

Ý tưởng phát triển của Rocket Lab tập trung vào tên lửa Electron của hãng, được thiết kế đặc biệt để đưa những tên lửa cỡ nhỏ vào quỹ đạo.

Chinh phục không gian: Rocket Lab

Related posts