TIN VIỆT NAM

Năm 1945: Cướp chính quyền và thay quyền dân

Luật sư Trần Thanh Hiệp từng là thành viên phái đoàn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa đàm Paris 1973

và Luật sư tại Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn trước 30/4/1975.

Nhân kỷ niệm cuộc Cách mạng Tháng Tám và ngày 2/9 ở Việt Nam năm nay, BBC Tiếng Việt giới thiệu các ý kiến khác nhau về giai đoạn lịch sử này.

Ông Trần Thanh Hiệp, cựu luật sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn trước 30/4/1975 nói với BBC Tiếng Việt từ Paris về điều ông gọi là thiếu tính chính danh của hành động ‘cướp chính quyền’ năm 1945.

Còn ông Hoàng Cơ Lân, một nhân chứng từng là cựu học sinh có mặt tại cuộc mít-tinh đã ‘bị cướp diễn đàn’ hôm 19/8/1945 ở Hà Nội, bình luận về biến cố của cuộc cách mạng, vai trò của Cựu Hoàng Bảo Đại và chính quyền của Thủ tướng Trần Trọng Kim.

Thực sự ra khi thay đổi, ai hay tổ chức nào mà có lực lượng, có sáng kiến thì có thể cướp được chính quyền, nhưng mà sau khi cướp chính quyền rồi thì phải bình thường hóa sự cướp chính quyền ấy bằng việc để cho tất cả nhân dân tham gia vào việc quản trị đất nướcLuật sư Trần Thanh Hiệp

Ngoài ra là ý kiến về lịch sử chính thống hiện nay tại Việt Nam nói về đất Cách mạng tháng Tám 1945 như thời điểm ‘nước Việt Nam đã bước sang một trang mới trong lịch sử hào hùng của toàn dân tộc’.

Cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim

“Tôi tuy quê ở Hà Tĩnh, nhưng hồi đó tôi học ở Hà Nội,” ông Trần Thanh Hiệp, cựu Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài Gòn nhớ lại.

Cựu Hoàng Bảo Đại (1913-1997) là Hoàng đế đời thứ 13 và cuối cùng

của Triều đình Nguyễn ở Việt Nam, lên ngôi và trị vì từ năm 1925-1945.

Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng

“Tôi nhớ là nhân có một cuộc biểu tình do công chức, dân chúng tổ chức để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, thì trong cuộc biểu tình ấy Việt Minh cướp cờ nổi lên và giành lấy như là cuộc biểu tình của Việt Minh để mà làm cuộc Cách mạng tháng Tám. Nhưng mà thực sự ra không có cách mạng gì cả, mà chỉ là một sự cướp chính quyền thôi.”

Và Luật sư Hiệp, người có nhiều năm sau 1975 làm luật sư ở cả Tòa Thượng Thẩm tại Paris, giải thích thêm quan điểm của mình với BBC hôm 29/8/2018:

“Đối với tôi đó là một hành động cướp chính quyền chứ không phải là cái mà người ta gọi là Cách mạng tháng Tám vì không có gì thay đổi, cách mạng cả, chỉ có cướp quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim để mà Đảng Cộng sản dưới tên gọi là Mặt trận Việt Minh hay Việt Nam Mặt trận Đồng minh, cướp lấy chính quyền…”

Cho đến năm 1975 cũng vẫn không trả lại cho dân chúng để bình thường hóa việc cho dân chúng tham gia vào việc quản trị đất nước, thì đó chỉ là mở rộng phạm vi chính quyền đã cướp được để cho chính quyền đó có tính chất cả nước, chứ không thể gọi là thống nhất, mà cũng không thể gọi là giải phóng đượcLuật sư Trần Thanh Hiệp

“Thực sự ra khi thay đổi, ai hay tổ chức nào mà có lực lượng, có sáng kiến thì có thể cướp được chính quyền, nhưng mà sau khi cướp chính quyền rồi thì phải bình thường hóa sự cướp chính quyền ấy bằng việc để cho tất cả nhân dân tham gia vào việc quản trị đất nước.

“Nhưng ở đây, Đảng Cộng sản Việt Nam khi cướp chính quyền thì giữ luôn chính quyền cho riêng mình và giành lấy độc quyền, rồi từ đó đến nay mở ra đường lối toàn trị. Thành ra Đảng Cộng sản tự cho mình quyền thay dân chúng để sử dụng chủ quyền quốc gia.

“Vì thế cho nên không thể nào coi là có tính chính đáng hay là theo từ ngữ cũ gọi là tính chính thống (legitimacy). Tôi cho rằng Đảng Cộng sản tự phong cho mình quyền thay dân chúng, chứ không trả lại cho dân chúng để bình thường hóa việc cướp chính quyền.”

“Nhưng mà không có Cách mạng Tháng Tám mà chỉ có cướp chính quyền không, mà cướp chính quyền rồi cho đến năm 1975 cũng vẫn không trả lại cho dân chúng để bình thường hóa việc cho dân chúng tham gia vào việc quản trị đất nước, thì đó chỉ là mở rộng phạm vi chính quyền đã cướp được để cho chính quyền đó có tính chất cả nước, chứ không thể gọi là thống nhất, mà cũng không thể gọi là giải phóng được.”

Số phận đất nước và tích tắc lịch sử

Nhớ lại biến cố Cách mạng Tháng Tám 73 năm về trước, một nhân chứng có mặt tại cuộc mít tinh ở Nhà hát lớn Hà Nội hôm 19/8/1945, Bác sỹ Hoàng Cơ Lân, cựu Đại tá, Y sỹ trưởng thuộc Binh chủng Nhảy dù, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nói:

“Hồi đó tôi hơn 13 tuổi, tôi sinh tại Hà Nội năm 1932, bố tôi là bác sỹ nha khoa, gia đình tôi quê ở làng Đông Ngạc, Vẽ, một làng nổi tiếng ở ngoài Bắc, một làng nhiều khoa bảng, chúng tôi là dân Bắc chính cống, gia đình có nhiều người học thức, biết nhiều.

Không có Việt Minh, tôi thấy Việt Nam khá hơn nhiều, mà sẽ được chỉ huy bởi những người có đức độ như ông Trần Trọng Kim, cụ Vũ Ngọc Anh, tất cả những người đó toàn là những người có học, những người ái quốc, mà nhất là họ thực sự yêu nước, dù họ thiếu kinh nghiệm chỉ huyBác sỹ, cựu Đại tá Hoàng Cơ Lân

“Bây giờ tôi nghĩ lại, nhiều khi quyết định, số phận của một nước, của một người hay là của một gia đình chỉ ăn thua trong một tích-tắc thôi.

“Theo ý tôi, ông Hoàng Đế Bảo Đại yếu quá, không có được huấn luyện để chỉ huy một nước. Trong lúc mà Đảng Việt Minh, Cộng sản, như chúng ta đã biết, tất cả các đảng Cộng sản đều nói để mọi người tưởng là họ giỏi, để họ mạnh.

“Ông Bảo Đại, giá như là một người biết người, biết của, theo ý tôi, thì ông đã nhờ quân đội Nhật giữ an ninh trật tự, không phải như vậy là nhờ quân đội Nhật mà họ sẽ đô hộ mình, vì họ vừa mới đánh Tây (Pháp) xong, rồi họ thua Đồng minh, họ đã nhận được lệnh của quân đội Đồng minh là gìn giữ trật tự tại Đông Dương.

Một hình tiền năm 1953 với hình cựu hoàng Bảo Đại

“Họ hỏi ông Bảo Đại, ông Bảo Đại chối, không hiểu tại sao, rồi ông Bảo Đại đầu hàng Đảng Cộng sản, rồi ông ra ngoài Bắc. Về vấn đề ông Trần Trọng Kim, ông mới làm việc được mấy tháng thì không biết là ông giỏi hay không giỏi, nhưng tôi tin rằng ông Trần Trọng Kim với những Bộ trưởng như ông Bộ trưởng Y tế lúc đó là cụ Vũ Ngọc Anh, là bố của Y sỹ Thiếu tướng Vũ Ngọc Hoàn, người sau này chỉ huy ngành quân y của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, toàn là những người khí khái, toàn là những người có học.

“Có thể họ hơi thiếu kinh nghiệm về chỉ huy, về chính trị, nhưng giá thời đó cứ để cho họ làm việc, cứ để cho Nhật, nói thẳng ra là khi nào cần, thì phải nhờ họ, hơn nữa Nhật Bản đâu có tham vọng chỉ huy, đô hộ Việt Nam đâu, họ chỉ nhận lệnh của đồng minh Anh, Mỹ là họ gìn giữ, bảo vệ an ninh trật tự cho Đông Dương và Việt Nam, thì trong mấy tháng đó, Chính phủ của ông Trần Trọng Kim thừa sức để làm việc để chấn chỉnh lại nội bộ của nước Việt Nam, nhất là sau nạn đói 1945.”

Những người cộng sản đã không tôn trọng lời cam kết của mình và quay lại, không để cho dân chúng được tổ chức dân chủ như là Cựu Hoàng Bảo Đại muốn, cho nên theo tôi ‘Chiếu Thoái Vị’ của Bảo Đại có một giá trị là thiết lập điều kiện thoái vị để thiết lập dân chủ, mà điều kiện đó không được thi hànhLuật sư Trần Thanh Hiệp

Trả lời câu hỏi có thể có một chính thể nào có thể thay thế được Việt Minh khi đó, bác sỹ Hoàng Cơ Lân nói với BBC Tiếng Việt hôm 25/8 từ Paris:

“Tôi thấy có chứ, không có Việt Minh, tôi thấy Việt Nam khá hơn nhiều, mà sẽ được chỉ huy bởi những người có đức độ như ông Trần Trọng Kim, cụ Vũ Ngọc Anh, tất cả những người đó toàn là những người có học, những người ái quốc, mà nhất là họ thực sự yêu nước, dù họ thiếu kinh nghiệm chỉ huy. Nếu trời thương Việt Nam, ông Bảo Đại ông biết chỉ huy, thì đất nước có lẽ không đến nỗi như bây giờ.

“Tôi nhiều lúc hơi khắt khe với ông Hoàng Đế Bảo Đại, nhưng theo ý tôi lịch sử là lịch sử, mình phải nói, quy trách nhiệm ông Vua Bảo Đại, ông mang một trách nhiệm rất lớn trong việc suy sụp của nước Việt Nam sau đó và đưa đến chiến tranh tàn khốc cho đến bây giờ, vì có lẽ cũng không phải tại lỗi của ông ấy, nhưng ông đã không có đủ tư cách, phong độ để làm Vua một nước trong thời loạn ly. Có lẽ số của đất nước như vậy, tôi không biết nói gì hơn…”

Vấn đề nêu ra trong Chiếu Thoái Vị

Cũng về Cựu Hoàng Bảo Đại, Luật sư Trần Thanh Hiệp nêu quan điểm:

“Tôi thấy nhiều người không đọc kỹ và không hiểu được giá trị của ‘Chiếu Thoái Vị’ của Cựu Hoàng Bảo Đại. Khi thoái vị, Cựu Hoàng đã nói rõ rằng ông tự ý chấm dứt Đế chế để cho dân chúng được tự do và mong muốn rằng những người muốn cho ông thoái vị, yêu cầu ông thoái vị phải nắm vững được điều này.

Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình hôm 02/9/1945

khai sinh chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

“Và khi đọc ‘Chiếu Thoái Vị’ và ông nói rằng ‘thà được làm công dân một nước tự do, độc lập, còn hơn làm Vua một nước nô lệ’, thì ông đã thoái vị để cho dân chúng cũng được tự do để thành lập dân chủ, thì ông cũng hỏi hai người trong phái đoàn yêu cầu ông thoái vị là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận rằng các ông đó có chấp nhận điều kiện đó không, thì hai người nói chấp nhận…

“Vậy thì chính những người cộng sản đã không tôn trọng lời cam kết của mình và quay lại, không để cho dân chúng được tổ chức dân chủ như là Cựu Hoàng Bảo Đại muốn, cho nên theo tôi ‘Chiếu Thoái Vị’ của Bảo Đại có một giá trị là thiết lập điều kiện thoái vị để thiết lập dân chủ, mà điều kiện đó không được thi hành.

“Thì điểm này bây giờ người ta ít người biết đến, tôi nghĩ cần phải nhắc lại, nhấn mạnh để cho mọi người hiểu rõ rằng Vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt Đế chế là chỉ để xây dựng dân chủ mà Đảng Cộng sản đã cam kết tôn trọng điều đó nhưng rút cuộc đã ‘phản bội’ lại lời cam kết của mình và coi lời cam kết của mình như không có. Tức là nói mà không giữ lời hứa.”

Thủ tướng khẳng định, trong hơn bảy thập kỷ qua, “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” luôn là khát vọng cháy bỏng và là nguồn động lực to lớn để muôn người dân Việt Nam vượt qua khó khăn, gian khổ, tay nắm tay, cùng nhau tiến bước dưới cờ đỏ sao vàng phấn đấu vì nền độc lập dân tộc, vì sự phát triển thịnh vượng phồn vinh, vì hạnh phúc của muôn nhà, góp phần cho hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giớiThủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc

Khi được đề nghị cho biết về tính xác thực của những nhận định và quan sát trên, cựu Luật sư hành nghề tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn và Tòa Thượng thẩm Paris trước và sau 30/4/1975 nói:

“Đó là chuyện lịch sử đã xảy ra và trong cuốn ‘Con Rồng Việt Nam’, thì ông Bảo Đại có nói lại chuyện đó. Theo tôi được biết không có văn bản [bàn giao] mà chỉ có những lời trao đổi bằng miệng, nhưng giá trị của điều đó, theo tôi theo truyền thống của Việt Nam thì không có thể nào mất giá trị được.”

‘Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc’

Trong dịp 73 năm đánh dấu Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, trong một bài báo hôm 30/8/2018 đưa tin Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chủ trì chiêu đãi quốc tế, dẫn phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc, nói:

“Nhắc lại những ngày thu hào hùng cách mạng của Hà Nội từ 73 năm trước, Thủ tướng nêu rõ: Ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của nhân dân Việt Nam đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hình quân Pháp được quân Anh thả tự do từ tháng 9/1945 trở lại bắt thanh niên Việt Nam

“Từ thời khắc lịch sử thiêng liêng của “màu cờ thu năm ấy”, đất nước Việt Nam đã bước sang một trang mới trong lịch sử hào hùng của toàn dân tộc.

“Thủ tướng khẳng định, trong hơn bảy thập kỷ qua, “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” luôn là khát vọng cháy bỏng và là nguồn động lực to lớn để muôn người dân Việt Nam vượt qua khó khăn, gian khổ, tay nắm tay, cùng nhau tiến bước dưới cờ đỏ sao vàng phấn đấu vì nền độc lập dân tộc, vì sự phát triển thịnh vượng phồn vinh, vì hạnh phúc của muôn nhà, góp phần cho hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới,” Tạp chí Cộng sản dẫn lời Thủ tướng Việt Nam.

 

VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ

Trên thực tế, đồng nhân dân tệ đã được người Việt ở các tỉnh biên giới giáp TQ sử dụng từ lâu

Chính phủ Việt Nam chính thức cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ trong việc mua bán hàng hóa tại các tỉnh dọc biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.

Trong một tuyên bố trên website hôm 29/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay các thương nhân, người dân, các ngân hàng và tổ chức có liên quan tham gia vào giao dịch xuyên biên giới sẽ được phép sử dụng đồng nhân dân tệ, hoặc đồng Việt Nam, để thanh toán, bắt đầu từ ngày 12/10.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng với quyết định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dường như đang cố gắng giảm thiểu rủi ro từ các giao dịch bằng đô la Mỹ, bài viết trên Nikkei Asian Review nhận định.

Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vượt quá 100 tỷ đôla, và hầu hết các giao dịch được thanh toán bằng đô la Mỹ. Điều này tạo ra nguy cơ về ngoại hối cho cả hai bên.

Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ làm trầm trọng thêm những lo ngại đó.

Khi căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang, đồng nhân dân tệ đã suy yếu 6% so với đồng đô la Mỹ trong sáu tháng qua.

Một phần vì Bắc Kinh được xem là chủ ý phá giá đồng nhân dân tệ để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước.

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionĐầu tháng 8 năm nay, Nigeria là nước châu Phi đông dân hàng đầu quyết định sẽ xem xét việc dùng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc để làm dự trữ ngoại hối

Trong khi đó, tỷ giá tiền đồng của Việt Nam đã giảm chỉ 2% trong cùng kỳ, chủ yếu là do Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất đồng đôla, kéo dòng tiền chảy khỏi các thị trường mới nổi.

“Các nhà xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đang mất đi khả năng cạnh tranh” vì giá trị của tiền đồng trong mối tương quan với đồng nhân dân tệ, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu được Nikkei Asian Review dẫn lời.

“Tình hình này nới rộng thêm thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc”.

Quyết định của Việt Nam cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ trong “một số lĩnh vực cụ thể có thể là một bước tiến tới quốc tế hóa đồng tiền này, vì đồng nhân dân tệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong số các ngoại tệ trên thế giới”, ông Hiếu nói.

Ở các thị trấn biên giới tại Việt Nam, đồng nhân dân tệ đã được sử dụng rộng rãi – mặc dù bất hợp pháp – trong nhiều năm. Trần Long, một thương nhân Việt Nam sống ở Móng Cái, cho biết ông chi trả cho mọi thứ trong thành phố bằng đồng nhân dân tệ.

“Nếu nhân dân tệ được hợp pháp hóa và tự do sử dụng ở Việt Nam, các công ty Việt Nam sẽ thuận tiện hơn trong giao dịch thương mại với Trung Quốc “, ông nói với tạp chí Nikkei Asian Review.

‘Thúc đẩy tăng trưởng’

Năm ngoái, tờ Global Times của Trung Quốc trích lời đại sứ Bắc Kinh tại Hà Nội, Hồng Tiểu Dũng, rằng “việc sử dụng nhân dân tệ [ở Việt Nam] giúp thúc đẩy sự ổn định, tăng trưởng, cân bằng và bền vững trong các trao đổi thương mại và kinh tế song phương”.

Động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xảy ra khoảng một tuần sau khi ông Trần Quốc Vượng – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, và là một ứng cử viên tiềm năng cho chức Tổng Bí Thư – đến thăm Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 20/8, theo bài báo trên Nikkei Asian Review.

Trang Tân Hoa của Trung Quốc hôm 30/08 cũng có bài nói việc Việt Nam cho dùng đồng nhân dân tệ ở bảy tỉnh biên giới với Trung Quốc chỉ là một sự tiến triển từ thỏa thuận đã cho trao đổi đồng tiền này trong giao dịch liên ngân hàng hồi 2004.

Tân Hoa Xã cũng nói Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hàng hóa trị giá 23,4 tỷ USD chỉ trong tám tháng đầu năm 2018, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, giới quan sát cũng chú ý vấn đề để ‘tránh đòn’ trong chiến tranh thương mại với Mỹ, hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ được ‘tuồn sang Việt Nam’ nhiều hơn trước.

Có ý kiến còn cho rằng việc dùng đồng nhân dân tệ ở Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh quá trình này.

Đầu tháng 8 năm nay, Nigeria là nước châu Phi đông dân hàng đầu quyết định sẽ xem xét việc dùng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc để làm dự trữ ngoại hối.

Ông Trần Quốc Vượng gặp ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 20/8/2018

Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực đến ngày thứ 15

Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong phiên tòa

Em trai ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với BBC rằng ông tuyệt thực sang ngày thứ 15 “để phản đối sự áp bức của trại giam và đòi trả tự do cho những người bị cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Bộ luật Hình sự mới.

Tin cho hay tính đến hôm 28/8, ông Trần Huỳnh Duy Thức, người bất đồng chính kiến, đã tuyệt thực sang ngày thứ 15 tại Trại số 6 ở tỉnh Nghệ An.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù giam năm 2009, sau khi bị kết tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Lần thứ hai tuyệt thực

Hôm 28/8, trả lời BBC, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức, nói: “Hôm qua trong cuộc gọi ngắn về nhà, anh tôi cho biết vẫn đang tuyệt thực.”

“Gia đình tôi sẽ làm đơn khiếu nại và đến gặp cán bộ trại giam để yêu cầu làm rõ những vấn đề khiến anh tôi tuyệt thực.”

“Lần tuyệt thực hai năm trước của anh tôi để yêu cầu thượng tôn pháp luật và trưng cầu dân ý.”

Gia đình tôn trọng và ủng hộ con đường đấu tranh bằng chính luật pháp và đòi chính quyền trả tự do theo đúng luật pháp cho những người khác đang bị tù đày vì đấu tranh.ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức

“Còn lần này, anh tôi để phản đối hành động áp bức của trại giam, cụ thể là giám thị Trần Bá Toan và cán bộ Trần Duy Phong. Bên cạnh đó, anh tôi đòi trả tự do cho những người có hành vi chuẩn bị phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Bộ luật Hình sự 2015.”

Ông Tân cũng cho biết thêm: “Đến nay, anh tôi vẫn phản đối chuyện phải xin nhận tội để được đặc xá.”

“Ngoài ra, anh tôi vẫn bảo lưu quan điểm không đi tỵ nạn nước ngoài.”

Bản quyền hình ảnhAFPImage captionÔng Trần Huỳnh Duy Thức trong phiên tòa

“Không phải tự nhiên mà anh tôi phải chọn cách thức đấu tranh rất nguy hiểm là tuyệt thực để phản đối nạn áp bức nặng nề trong trại giam.”

“Do vậy tôi yêu cầu trại giam phải thôi nạn áp bức đó và về pháp luật, yêu cầu nhà nước áp dụng điều khoản có lợi trong Bộ luật Hình sự 2015 để trả tự do cho anh tôi.”

“Từ khoảng hai tháng nay, trại giam có giám thị mới thì anh tôi bị ngăn cản gửi đơn thư cho người nhà và các nơi. Chuyện được gửi thư từ với anh tôi là rất quan trọng, do vậy khi họ ngăn cản thì họ đang gây sức ép lớn đối với anh tôi.”

“Gia đình tôn trọng và ủng hộ con đường đấu tranh bằng chính luật pháp và đòi chính quyền trả tự do theo đúng luật pháp cho những người khác đang bị tù đày vì đấu tranh.”

‘Tránh né đề cập đến luật mới’

Bàn về những điều khoản trong Bộ luật Hình sự 2015, Luật sư Lê Công Định viết trên trang cá nhân:

“Sở dĩ nhà cầm quyền muốn trả tự do cho ông Thức bằng cách đặc xá là vì họ không muốn áp dụng một quy định luật pháp mới có lợi cho mọi tù nhân nhân quyền, đó là Khoản 3, Điều 109 và Điều 14 của Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi “chuẩn bị phạm tội” liên quan đến cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo đó mức hình phạt tù chỉ từ 1 năm đến 5 năm.”

“Nếu áp dụng điều khoản luật mới có lợi nói trên, nhà cầm quyền buộc phải trả tự do ngay lập tức và không điều kiện những người đã bị bắt giam về tội danh lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự cũ. Đó là điều họ không muốn.”

“Đó cũng là lý do vì sao khi Luật sư Ngô Ngọc Trai viết nhiều thư phân tích pháp lý dựa trên luật mới để yêu cầu họ trả tự do cho ông Thức, thì nhận được câu trả lời từ các cơ quan tố tụng có liên quan với nội dung tránh né đề cập đến luật mới, và cố tình hướng đến hình thức đặc xá, rồi nhấn mạnh “chưa có cơ sở pháp lý để xét đặc xá”.

‘Khơi nguồn công kích’

Các báo tại Việt Nam những năm gần đây đã không còn nhắc đến ông Trần Huỳnh Duy Thức. Trong một bài hồi 2009, báo Nhân Dân viết: “Ðể thực hiện mưu đồ đen tối, từ năm 2005, Trần Huỳnh Duy Thức đã lôi kéo nhân viên dưới quyền lập nhóm nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, đặt cho nhóm này tên gọi là “nhóm nghiên cứu Chấn”, thực hiện “Chấn kế” gồm “kế hoạch Chấn web”, “kế hoạch của Jen” mà thực chất là “dùng Ðoài đánh Ðoài”, tức là dùng nội bộ đánh nội bộ ta, bởi Thức cho rằng phải dùng người “cộng sản cấp tiến” đánh người “cơ hội bảo thủ” (!).”

“Theo nhận định của Thức, khủng hoảng kinh tế – chính trị sẽ diễn ra vào khoảng tháng 10-2010, đó là “lúc phất cờ” và Thức sẽ tham gia bộ máy lãnh đạo giữ chức “Bộ trưởng kinh tế”. Ðiều nực cười là nhận định và kế hoạch của Trần Huỳnh Duy Thức về thời điểm tháng 10-2010 được xác định “theo như sấm Trạng Trình”! Lời nhận tội của Thức cho thấy, Thức là người đã khơi nguồn công kích, xuyên tạc các chính sách của Chính phủ, trực tiếp công kích Thủ tướng Chính phủ qua các blog“Trần Ðông Chấn”, “Change We Need”, “Psonkhanh”. Thức cũng là người khởi xướng kế hoạch tác động để thay đổi chế độ chính trị ở thời điểm 2010 – 2011,” cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam viết.

Thư số 115 của ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi gia đình

Trước khi ông Thức quyết định tuyệt thực lần hai, mạng xã hội bàn tán về bức thư dài phân tích cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và cơ hội cho dân chủ ở Việt Nam, do ông Thức gửi ra từ nhà tù.

Ông Thức dường như đã dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để phân tích về vận mệnh đất nước thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Thư có đoạn viết: “Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là cái cớ và công cụ để Mỹ cho thế giới thấy khả năng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc thực tế đến đâu, để Mỹ khẳng định lại vị thế siêu cường của mình…”

“Tập đoàn ZTE khổng lồ có cổ phần chi phối thuộc chính phủ Trung Quốc mà Mỹ mới khều nhẹ đã ngã lăn ra, không chống đỡ nổi.”

“Thế giới sẽ chứng kiến và học được một bài học từ sự thất bại nặng nề của chiến lược về công nghệ của Trung Quốc, rồi sẽ không bao giờ quên rằng muốn sở hữu được công nghệ vượt trội thì quốc gia phải là một xã hội vận động tự do để tạo nên một môi trường cạnh tranh tự do.”

“Nhưng con muốn viết để ba và mọi người hiểu rằng chiến tranh thương mại này là sự may mắn cho nhân loại… Mỹ, Nhật và các đồng minh phương Tây sẽ không bỏ qua cơ hội này để làm suy yếu sức mạnh hung hăng của Trung Quốc, loại bỏ nguy cơ chiến tranh thế giới…”

“Vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang nổ ra. Trung Quốc có rất ít cơ hội để thắng. Khi Mỹ và phương Tây giương chính nghĩa là buộc Trung Quốc hành xử có trách nhiệm với thế giới thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ quốc tế thôi.”

“Chiến tranh thương mại sẽ lan rộng một thời gian nhưng Trung Quốc cuối cùng phải nhượng bộ, chấp nhận luật lệ quốc tế, hành xử có trách nhiệm, cạnh tranh công bằng.

“Trong thời kỳ Mỹ rung lắc Trung Quốc, thế giới cũng sẽ bị rung lắc và ảnh hưởng lớn. Không chỉ về kinh tế đâu, mà toàn diện các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Như con đã viết hồi đầu năm 2016, các chính phủ độc tài sẽ bị rung rụng, các quốc gia thực sự dân chủ hoặc chân thành hướng đến dân chủ bằng pháp quyền, tôn trọng quyền con người mới phát triển tốt mà không sụp đổ.”

“Dù là nước lớn hay nhỏ thì đều phải tôn trọng luật. Dân tộc nào nỗ lực hơn thì sẽ vượt lên theo dòng chảy của thời đại.”

 

Related posts