Tổng thống Trump dọa rút Hoa Kỳ ra khỏi WTO

“Nếu họ không sửa đổi, tôi sẽ rút khỏi WTO,” ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News.

WTO được thành lập để cung cấp quy tắc cho các tranh chấp thương mại và tranh chấp toàn cầu giữa các quốc gia.

Nhưng ông Trump, người đã thúc đẩy các chính sách bảo hộ, nói rằng Mỹ bị tổ chức này đối xử bất công.

Hôm thứ Năm, ông Trump cho biết thỏa thuận thành lập WTO năm 1994 là “một thoả thuận thương mại tồi tệ nhất từ trước đến nay,” mặc dù ông thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã giành được một số phán quyết trong năm qua.

Lời cảnh báo của ông về việc Mỹ có thể rút khỏi tổ chức làm nổi bật những mâu thuẫn giữa chính sách thương mại của tổng thống Trump và hệ thống thương mại mở mà WTO giám sát.

Trong khi đó, Washington gần đây đã chặn cuộc bầu thêm thẩm phán vào hệ thống đánh giá của WTO, hành động có thể làm tê liệt khả năng đưa ra phán quyết của tổ chức.

Đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer cũng cáo buộc WTO can thiệp vào chủ quyền của Hoa Kỳ.

Trump có vấn đề gì với WTO?

Tổng thống Mỹ từng lên tiếng về vấn đề thương mại không công bằng ngay từ trước khi ông trở thành tổng thống.

Năm ngoái, ông Trump nói với Fox News: “WTO được thành lập để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, ngoại trừ chúng ta… Chúng ta thua nhiều vụ kiện, thua gần như tất cả các vụ kiện trong WTO.”

Hoa Kỳ đã bị lôi kéo vào một chiến tranh thương mại ăn miếng trả miếng về nhiều mặt trong những tháng gần đây.

Đáng quan tâm nhất là chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tranh giành ảnh hưởng toàn cầu.

Ông Trump đã áp thuế lên một số hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Một đợt áp thuế thứ ba lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc có thể sẽ xẩy ra ngay sau khi giai đoạn bình luận công khai kết thúc vào tuần tới, theo một tường trình của Bloomberg trích dẫn các nguồn khác nhau.

Khi được yêu cầu xác nhận điều này trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Tổng thống Trump nói rằng điều đó “không hoàn toàn sai”.

Trung Quốc đáp trả việc áp thuế của Mỹ bằng cách áp đặt thuế trả đũa trên các sản phẩm của Mỹ với giá trị tương đương và đã đệ đơn khiếu nại tại WTO.

Bộ trưởng bộ thương mại của Trung Quốc nói rằng nước này “hiển nhiên nghi ngờ” Mỹ đã vi phạm các quy định của WTO.

Trung Quốc đệ trình một đơn khiếu nại đã lên WTO vào tháng Bảy sau khi ông Trump áp thuế lần đầu tiên.

WTO là trung tâm của hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế.

Tổ chức này là diễn đàn phân loại tranh chấp giữa các quốc gia về vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu và cũng là diễn đàn để đàm phán việc tự do hóa thương mại.

Trump có từng đe dọa về các thỏa thuận khác?

Có. Hôm thứ Hai, ông Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Mexico đã đồng ý sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), gọi đó là một “thỏa thuận thực sự tốt” và “công bằng hơn” cho cả hai nước.

Trước đó, ông đã đe dọa rút khỏi thỏa thuận này, tạo ra cuộc đàm phán kéo dài một năm, và yêu cầu đàm phán lại thỏa thuận năm 1994 – mà ông cho là nguyên nhân của sự suy giảm trong công việc sản xuất của Mỹ, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô.

Canada, thành viên thứ ba của NAFTA, vẫn chưa đồng ý với các điều khoản mới.

Hôm thứ năm, ông Lighthizer đã có cuộc hội đàm tại Washington với Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland nhằm đạt được một thỏa thuận mới.

Sau bốn cuộc họp riêng biệt, kéo dài đến tận đêm, bà Freeland nói với các phóng viên rằng họ chưa thể đạt được một thỏa thuận, rằng cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào thứ Sáu.

Ông Trump đã đặt ngày thứ Sáu là thời hạn chót để Canada ký một thỏa thuận, và đe dọa áp thuế ngành ô tô của nước này hoặc cắt giảm nó hoàn toàn.

TQ: sử dụng nước đóng chai làm dữ liệu kiểm tra nước sông

Trung Quốc cử điều tra viên tới tỉnh Hồ Nam sau khi các quan chức địa phương bị cáo buộc làm giả dữ liệu ở một trạm quan trắc nước, truyền thông nhà nước đưa tin.

Thay vì dùng nước sông, các quan chức này được cho là đã đặt các bộ cảm biến phát hiện ô nhiễm nước trong các chai nước suối để đo chất lượng nước sông Lư Giang.

Con sông ở Chu Châu bị ô nhiễm nặng do nước thải, các nguồn tin cho hay.

Có những nghi ngờ rằng một số quan chức địa phương và công ty ở Trung Quốc đã phớt lờ các chính sách môi trường.

Bộ trưởng môi trường cho biết họ đang điều tra tình hình ở Chu Châu và “sẽ trừng trị nghiêm khắc” bất kỳ “sai phạm” nào.

Một cảm biến quan trắc thậm chí được đặt trong một cốc nước trà thay vì ở sông Lư Giang, Tân Hoa Xã cho hay.

Việc quan trắc nước gần đây được thực hiện tại 2.050 điểm trên khắp Trung Quốc, theo tờ China Daily.

Bản quyền hình ảnhBARCROFT MEDIA VIA GETTY IMAGESImage captionCon sông ở Chu Châu bị ô nhiễm nặng do nước thải (hình minh họa)

Chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường nỗ lực để theo dõi và chống ô nhiễm – nhưng vẫn lo ngại về chất lượng không khí và nước ở quốc gia này.

Trong năm 2016, báo cáo của chính phủ Trung Quốc cho biết nước của hơn 80% giếng nông thôn ở vùng đông bắc không thể dùng làm nước uống.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát độc lập của chính phủ năm 2017 phát hiện hơn 13.000 công ty ở Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường.

 

Mỹ khiếu nại thuế quan trả đũa của Nga lên WTO

Mỹ đệ đơn khiếu nại Nga lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thách thức thuế quan trả đũa của nước này với hàng nhập khẩu Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng.

Đây là động thái mới nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại ‘ăn miếng trả miếng’ nổ ra từ hồi tháng Ba khi Hoa Kỳ áp thuế nhôm và thép.

Mỹ nói các biện pháp bảo hộ được phép thực thi vì mục đích an ninh quốc gia.

Nước này cho rằng các biện pháp trả đũa của Nga vi phạm luật thương mại bởi vì đánh thuế quá cao và chỉ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Mỹ cũng nộp đơn khiếu nại tương tự với EU, Canada, Trung Quốc, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, là những quốc gia đã áp dụng biện pháp trả đũa với thuế quan kim loại của Mỹ.

Ngược lại, những nước này cũng đưa ra khiếu nại đối với thuế nhập khẩu của Mỹ.

Hồi tháng Ba, Mỹ đánh thuế 25% lên thép nhập khẩu, và 10% lên nhôm nhập khẩu vào Mỹ, nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ.

Các hàng kim loại chiếm khoảng 48 tỷ USD giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ.

EU, Canada và Mexico ban đầu được miễn áp thuế, nhưng sau đó bị hủy bỏ vào tháng Sáu.

Các quốc gia này trả đũa bằng cách tăng thuế lên một số hàng hóa Mỹ nhất định. Việc trả đũa cho đến nay được thực hiện với khoảng 24 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

 

TQ chuẩn bị dẹp chính sách hai con

Nam Hàn không phải là quốc gia duy nhất phải giải quyết tình trạng tỷ lệ sinh sản thấp. Trung Quốc đang loay hoay tìm cách tháo gỡ hạn chế của chính sách hai con.

Hiện các cặp vợ chồng Trung Quốc chỉ được phép có hai con, sau khi chính sách một con nổi tiếng có hiệu lực từ năm 1979 đến năm 2016 được nới lỏng.

Nhưng Bắc Kinh, với tỷ lệ sinh sản ngày càng thấp, và viễn ảnh một dân số ngày càng già, hiện đang sẵn sàng ban hành một bộ luật dân sự chấm dứt chính sách hai con buộc người dân phải thi hành bằng cách nộp phạt nặng, cùng nhiều trường hợp cưỡng bức phá thai và giải phẫu để vĩnh viễn không có con trong quốc gia đông dân nhất thế giới, theo The Guardian.

Bản dự thảo của luật này, được phổ biến hôm thứ Ba, đã bỏ hết bất kỳ tham chiếu nào về “kế hoạch hóa gia đình” – chính sách hiện không cho phép mỗi gia đình có nhiều hơn hai con. Không rõ chính sách mới này sẽ đưa ra một giới hạn mới hay cho phép các gia đình tự quyết định số con mình muốn có, The Guardian cho biết.

Mối quan tâm ngày càng lớn của Trung Quốc là một lực lượng lao động già cỗi và ngày càng nhỏ lại có thể làm chậm nền kinh tế, trong khi đó tình trạng trai thừa gái thiếu có thể dẫn đến các vấn đề xã hội.

Image captionĐược có cháu để bồng ẵm là niềm vui lớn trong đất nước hiếm trẻ con

Liên quan đến đề tài này, CNN trích lời bà Mary Gallagher, giáo sư môn chính trị tại University of Michigan:

“[Chính phủ] hiện đang phải đối mặt với một vách đá nhân khẩu khổng lồ, khi dân số lao động co rút còn dân số già thì phát triển nhanh chóng. Trung Quốc cũng thiếu một chương trình bảo hiểm xã hội có thể hỗ trợ đúng mức cho những người già.”

Trong số 1,4 tỷ cư dân, Trung Quốc có 34 triệu đàn ông nhiều hơn số phụ nữ, hậu qủa của chính sách một con khét tiếng được giới thiệu vào năm 1979 khi đảng Cộng sản Trung Quốc lo lắng về nạn nhân mãn.

Thái Lan mời TQ vào Hành lang Kinh tế phía Đông

Bờ biển phía Đông Vịnh Thái Lan từ Nam Bangkok tới Rayong sẽ được biến thành một trung tâm kinh tế cho toàn khu vực

Chính phủ Thái Lan vừa mời các doanh nhân Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dự án công nghiệp phía Đông trong kế hoạch đưa Thái Lan trở thành một nước phát triển.

Ông Kanit Sangsubhan, Tổng thư ký Văn phòng Hành lang Kinh tế phía Đông của Thái Lan (Eastern Economic Corridor-EEC) đưa ra lời mời gọi này khi giới thiệu về EEC trong sự kiện “Hợp tác Sáng kiến Vành đai Con đường Thái Lan-Trung Quốc cho tương lai” hôm thứ Bảy, 25/8, theo China Daily.

Ông Kanit đã nói với phái đoàn gồm hàng trăm doanh nhân Trung Quốc rằng EEC, bao phủ ba tỉnh phía Đông Nam Thái Lan là Chachoengsao, Chonburi và Rayong, ra đời nhằm mục tiêu phát triển khu vực này thành một khu kinh tế hàng đầu của Thái Lan và khu vực ASEAN.

Ông Kanit cho biết nhiều dự án cơ sở hạ tầng như dự án đường sắt cao tốc trị giá 5,7 tỷ đôla, dự án sân bay trị giá 5,7 tỷ đôla sẽ được triển khai trong EEC để thúc đẩy đầu tư vào 10 ngành công nghiệp đang được nhắm đến.

Một số công ty Trung Quốc đã tham gia đấu thầu dự án đường sắt cao tốc EEC nối sân bay Don Mueang ở Bangkok với sân bay Suvarnabhumi ở tỉnh Samut Prakan và sân bay U-Tapao ở tỉnh Rayong, ông Kanit nói thêm rằng công ty trúng thầu sẽ được quyết định trong năm nay.

Ông cho biết các công ty Trung Quốc, giỏi trong thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, được chào đón đầu tư vào sân bay quốc tế U-Tapao, đường sắt cao tốc, cảng Laem Chabang, Map Ta Phut và các dự án hạ tầng kỹ thuật số cũng như các ngành công nghiệp kỹ thuật số, robot, hàng không và hậu cần, ô tô thế hệ mới, v.v.

Trong bài phát biểu của mình, ông Kanit cũng đề cập đến dự án phát triển hành lang kinh tế phía Nam (SEC) đã được chính phủ Thái phê duyệt cách đây vài ngày, sẽ được thử nghiệm tại bốn tỉnh phía Nam là Chumphon, Ranong, Surat Thani và Nakhon Si Thammarat.

Bản quyền hình ảnhSANTI SUKARNJANAPRAIImage captionKhu China Town ở Bangkok, Thái Lan, nơi tập trung cộng đồng người Trung Quốc làm ăn buôn bán

Theo ông, dự án bao gồm việc phát triển cảng Ranong như một cửa biển quan trọng đối với Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka và châu Âu, và sẽ có đường sắt nối giữa EEC và SEC để hàng hóa sản xuất trong EEC cũng có thể tận dụng lợi thế của cảng để phát triển ở SEC, nhanh hơn vận chuyển qua eo biển Malacca.

EEC là một dự án trọng điểm của chính phủ Thái Lan trong kế hoạch đưa Thái Lan trở thành một nước phát triển.

Kết nối Vành đai Con Đường của TQ

Thái Lan cũng đặt mục tiêu kết nối với sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc để thúc đẩy cơ hội đầu tư và thương mại ở châu Á, theo Thailand Business News.

Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak, trong bài phát biểu trước gần 1.000 quan khách tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Thái Lan-Trung Quốc 2018 rằng các mô hình đầu tư của Trung Quốc đang chuyển dịch vì kinh tế toàn cầu đang thay đổi và kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Đồng thời, nhiều quốc gia ở châu Á đã bắt đầu hợp tác chặt chẽ hơn và cũng liên kết thông qua việc phát triển các dự án hậu cần và giao thông.

Chính phủ Thái Lan coi sự chuyển mình của kinh tế đất nước là ưu tiên hàng đầu, đó là lý do tại sao họ tìm cách đảm bảo một môi trường kinh doanh tốt nhất cho nhà đầu tư, bài báo trên Thailand Business News cho hay.

Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Thái Lan sẽ thành lập một ủy ban mới do Thủ tướng chủ trì để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong kinh doanh tại Thái Lan. Bà Duangjai Asawachintachit, Tổng thư ký Hội đồng Đầu tư (BOI), nhắc lại những quan điểm này.

Số lượng doanh nhân Trung Quốc tham gia sự kiện này là hơn 400 người, được cho là ‘vượt quá mong đợi’.

Ven bờ Đông của Vịnh Thái Lan

Bản quyền hình ảnhYVAN COHENImage captionNhà máy lắp ráp xe hơi ở tỉnh Rayong, cách Bangkok chỉ hai giờ đường bộImage captionNằm ven bờ Vịnh Thái Lan, Pattaya đã thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm

Trong lúc Việt Nam đang bàn về một số dự án như ‘đặc khu’ ở Phú Quốc thì Hành lang Kinh tế phía Đông – cách Phú Quốc chỉ 500 km – có tham vọng lớn hơn nhiều, nhằm thu hút toàn bộ các nước láng giềng cùng bên bờ Vịnh Thái Lan vào một đầu mối kinh tế.

Còn gọi là ‘Eastern Seaboard’, vùng bờ biển này chạy từ phía Nam Bangkok qua Campuchia tới tận Cà Mau, Việt Nam, đây là khu vực Thái Lan muốn khai thác, cả về du lịch, hàng hải và công nghệ chế xuất.

Ngoài ra, trong phần giới thiệu của EEC với ASEAN, dự án EEC này muốn nối với cảng Laem Chabang với Dawei của Maynamar với cảng Sihanoukville (Campuchia), Vũng Tàu (Việt Nam), biến Thái Lan thành trung tâm giao thương đường biển trong vùng Đông Nam Á.

 

Related posts