Tranh chấp Biển Caspi được Nga giải quyết ra sao?

Năm tổng thống tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của các quốc gia ven Biển Caspi lần thứ 5 tại Aktau, Kazakhstan 12/8/2018. (Ảnh: ANADOLU AGENCY/GETTY IMAGES)

Đó là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt đạt được sau hơn hai thập niên.

Nga, Iran, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan – năm quốc gia giáp Biển Caspi – đã đồng ý về nguyên tắc làm thế nào để phân chia.

Các nhà lãnh đạo năm nước đã ký Công ước về Tình trạng Pháp lý của Biển Caspi tại thành phố Aktau của Kazakhstan hôm Chủ Nhật.

Nó thiết lập một công thức để phân chia nguồn tài nguyên và ngăn chặn các cường quốc khác thiết lập sự hiện diện quân sự ở đó.

Đây là một bước quan trọng trong việc giảm bớt căng thẳng khu vực, nhưng thỏa thuận về vùng nước nội địa lớn nhất thế giới có ý nghĩa quan trọng vì nhiều lý do.

1. Tình trạng pháp lý phức tạp

 

Có thể nói, nó là hợp lý khi giả định rằng Caspi là biển. Nhưng trung tâm của tranh chấp kéo dài này là liệu 370.00 km vuông vùng nước được bao bọc bởi đất liền này có nên được coi là hồ hay không?

Cho đến khi Liên bang Xô Viết (Liên Xô) tan rã năm 1991, đó là những gì vùng nước này được biết đến và được phân chia giữa Liên Xô và Iran.

Nhưng sự xuất hiện của ba quốc gia mới đã làm phức tạp vấn đề, với những tuyên bố và phản tố kế tiếp theo.

Iran cho rằng nó là hồ chứ không phải biển, nhưng cả bốn quốc gia còn lại không đồng ý.

Tại sao sự khác biệt lại quan trọng như vậy?

Nếu coi nó là biển, thì nó sẽ được áp dụng bởi luật hàng hải quốc tế, được gọi là Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Tài liệu ràng buộc này đưa ra các quy tắc về cách thức các quốc gia sử dụng các vùng biển trên thế giới. Nó bao gồm các lĩnh vực như quản lý nguồn tài nguyên, quyền lãnh thổ, và môi trường. Và nó không chỉ giới hạn với các quốc gia duyên hải, nghĩa là các nước khác có thể tìm cách tiếp cận nguồn tài nguyên.

Nhưng nếu nó được định nghĩa là hồ, thì nó phải được chia đều cho năm quốc gia.

Biển Caspi nằm giữa 5 quốc gia
Biển Caspi nằm giữa 5 quốc gia

Thỏa thuận hôm Chủ Nhật (11/8) đã đưa ra cách thức giải quyết tranh chấp này.

Công ước ký kết đã tạo cho vùng nước một “tình trạng pháp lý đặc biệt”, có nghĩa là nó không được định nghĩa là biển hay hồ, các quan chức Nga cho biết.

Bề mặt nước sẽ được sử dụng chung, có nghĩa là tự do tiếp cận cho tất cả quốc gia ven biển ngoài vùng lãnh hải.

Nhưng đáy biển – nơi giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên – sẽ được phân chia.

2. Ai thắng và ai thua?

 

Thật khó để nói, vì văn bản cuối cùng của thỏa thuận chưa được công bố.

Một yếu tố quan trọng khác là ranh giới đáy biển vẫn chưa được đàm phán (mặc dù nó hiện là chủ đề của các hiện định song phương – không phải đa phương như trước).

Nhưng vì thỏa thuận không định nghĩa Caspi là hồ, Iran – nước có bờ biển nhỏ nhất – được xem như kẻ thua cuộc.

Người sử dụng mạng xã hội ở Iran cáo buộc chính phủ “bán tháo” biển Caspi hôm Chủ Nhật.

Bờ biển Caspi của Iran
Bờ biển Caspi của Iran – liệu Iran có thua cuộc?. (GETTY IMAGES)

Tuy nhiên, Iran – hiện đang chịu áp lực kinh tế và chính trị gia tăng từ phương Tây – có thể nhận thấy một số lợi ích chính trị trong việc đảm bảo điều khoản ngăn chặn bất kỳ sự hiện diện quân sự nào trên Caspi ngoại trừ năm quốc gia ven biển.

3. Giàu khí gas và dầu

Biển Caspi được đánh giá cao vì trữ lượng dầu và khí gas khổng lồ của nó.

Ước tính có 50 tỷ thùng dầu và gần 300 nghìn tỷ feet khối (8,4 nghìn tỷ mét khối) khí gas dưới đáy biển Caspi.

Các giàn khoan dầu của Liên Xô
Các giàn khoan dầu của Liên Xô được nhìn thấy trên bờ Biển Caspi ở Azerbaijan. (Ảnh: AFP)

Đó là lý do tại sao những bất đồng về việc làm thế nào để phân chia các mỏ dầu và khí gas khổng lồ ở đây đã nổ ra nhiều lần – và gay gắt. Thỉnh thoảng, các tàu chiến được triển khai để đe dọa các nhà thầu các quốc gia đối thủ thuê.

Sự bất đồng về tình trạng pháp lý của nó cũng ngăn cản một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên được xây dựng qua Caspia nối giữa Turkmenistan và Azerbaijan. Điều này sẽ cho phép khí gas từ Turkmenistan qua Nga để tới Châu Âu.

Nga – nước xuất khẩu nhiều dầu và khí gas sang Châu Âu – trước đây đã phản đối điều này.

Các công ty dầu mỏ quốc tế đã từng đổ xô đến Caspi những năm 1990 giờ đây đã rút lui.

Nhưng có khả năng điều này sẽ được thăm dò thêm sau thỏa thuận hôm Chủ Nhật.

4. Nguồn cung cấp trứng cá muối của thế giới

 

Biển Caspi có nhiều loài cá tầm khác nhau, loài cá mang lại món cá trứng cá muối ngon được đánh giá cao.

Khoảng 80-90% trứng cá muối trên thế giới có nguồn gốc từ Caspi, nhưng số lượng đã giảm trong vài thập niên qua.

Biển Caspi nổi tiếng với số lượng cá tầm
Biển Caspi nổi tiếng với số lượng cá tầm. (Ảnh: GETTY IMAGES)

Năm 2002, một cuộc khảo sát cho thấy cá tầm đã biến mất nhanh chóng và có thể sớm bị tuyệt chủng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy một tỷ lệ lớn bất thường của cá tầm bé so với cá trưởng thành hơn mà sản xuất trứng được sử dụng để làm trứng cá muối.

Kết quả là nhiều lệnh cấm khác nhau về đánh bắt cá tầm trên Biển Caspi và buôn bán trứng cá muối nói chung đã được ban hành.

Đáng kể, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev nói hôm Chủ Nhật rằng thỏa thuận này cho phép thiết lập hạn ngạch quốc gia về đánh bắt cá.

5. Ô nhiễm là một vấn đề lớn

 

Biển Caspian từ lâu đã bị ô nhiễm do khai thác dầu và các ngành công nghiệp khác.

Ô nhiễm dầu đã ảnh hưởng đến các việc di cư của cá tầm, theo báo cáo của Triển vọng Môi trường Caucasus của Liên Hiệp Quốc.

Báo cáo cho biết cá tầm bơi qua vùng nước ô nhiễm nặng nề gần Bán đảo Absheron của Azerbaijan – và điều đó được cho là đã hạn chế thức ăn và oxy của chúng.

Dầu loang trên bề mặt biển Caspi
Dầu loang trên bề mặt Biển Caspi. (Ảnh: GETTY IMAGES)

Một mối quan tâm gần đây hơn là ô nhiễm vi khuẩn gây ra bởi nước thải từ Iran, thêm vào các mối đe dọa phải đối với cá tầm.

Tình trạng pháp lý tranh chấp của Biển Caspi cũng là một yếu tố nguy cơ đối với môi trường – vì sẽ không có biện pháp thực thi nào để giải quyết sự cố tràn dầu lớn hoặc sự cố ô nhiễm khác trong vùng nước tranh chấp.

Nguồn:  BBC

Liên Quan