“WHO IS SHE?” hay CON MỤ NẶC NÔ.

“WHO IS SHE?” hay
CON MỤ NẶC NÔ.
(Phảng phất đâu đây hình bóng của chính mình)

Đạo Tỳ

Nặc nô là một danh từ ám chỉ một người đàn bà đanh đá, lắm lời và thường xuyên có những cử chỉ thô bỉ, chuyên nghề đòi nợ thuê, đánh ghen.
Nặc Nô thường dùng làm tiếng chửi bới, mắng mỏ.
Nếu ngày xưa
“Lầu xanh có mụ Tú Bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên”

như giới thiệu Tú Bà mà quảng đời phải qua một thời làm gái, thừa tiền, mở động, thì Con Mụ Nặc Nô quả thật đáng thương nhất, vì nghèo đói, phải làm một nghề mà thiên hạ phải phỉ nhổ.
Ngày nay, Tú Bà thời A Còng @ không phải là một mụ già màu da nhợt nhạt, to lớn đẩy đà, mà là những cô gái trẻ, cẳng dài, đẹp nghiêng thành đổ nước, có khi là Hoa Hậu. Con Mụ Nặc Nô khắc khổ được tân trang để dối mình và gạt người, như là một phương tiện mua danh, rao nhân bán nghĩa, đảo trắng thành đen.

Sáu tháng cuối năm 2011, trong các buổi gọi là vui chơi giải trí, họp hành mà người ta thường nôm na sinh hoạt cộng đồng, xuất hiện một bà sồn sồn, ăn mặc khá sang, ngoại hình còn hấp đẫn, đủ để phân biệt 3 vòng lớn nhỏ, trên – dưới và giữa. Thoạt nhìn chỉ độ năm mươi so với tuổi thật trên sáu bó.
Vầng trán tuy hơi gồ ghề bướng bỉnh nhưng bù lại, chiếc mũi dọc dừa cao thẳng, điểm thêm đôi mắt màu xanh mơ màng, một giọng nói ồ ồ thì thầm gợi hứng, chuyên đứng sát nách người nghe, kọ kẹ ra điều “EM MUỐN”- “VÒI VĨNH” – “DỤ KHỊ”, đã làm cho cánh mày râu, những lão ông bảy chục, nhìn nhau “NUỐT NƯỚC MIẾNG”, tưởng tượng cảm giác tự sướng sẽ kéo dài cả tháng nếu được người đẹp diễn xuất giả bộ vuốt ve.
Màn trình diễn đầu tiên tại “ngôi chùa gần nơi tôi ở”, vừa phô trương nhân nghĩa bà Tú Để, vừa bày hàng kiến thức” với sự hiện diện của vài sinh viên các trường đại học thành phố, bà sồn sồn đã hớp hồn giới cử tọa thuần thành với Bản Tin Phật Sự ghi nhận “công đức” do chùa phổ biến.
Mọi người đều trầm trồ khen ngợi, ôi chao người mô mà giỏi vậy, lại dấn thân vào những công việc vô bổ “ăn cơm nhà vác ngà voi”. Dư luận quyết tìm xem “WHO IS SHE?”
Sắp xếp nhận xét của nhiều nhân vật lắm chuyện trên bàn nhậu, thì ra, đây là người đàn bà có nhiều tên nhất, hành nhiều nghề nhất trên cõi đời ô trọc.
Nguồn tin khả tín nhất, từ một nhân vật cái gì cũng biết, hai mươi hai năm trước bà sồn sồn nhà ta là một người đàn bà có Nhan Sắc và không Nết Hạnh, giàu lên từ những kinh nghiệm phòng the, thủ đoạn của gái đứng đường. Bà sồn sồn đã dễ dàng thành công khi mở đường mồi chài những đàn ông lắm bạc, nhiều tiền, tạo nhà, mua cửa khang trang, không thiếu thứ gì, chỉ thiếu CÁI DANH.
Sự hiểu biết của mụ thuộc diện Sơn Đông Mãi Võ, “mại dô, mại dô, bên này mua” với âm thanh xôm trò của cặp phèng la, dò dẫm, tinh quái phát hiện con đường MUA DANH ngắn nhất, ít tốn kém nhất mà lại hiệu quả nhất: bằng đủ mọi mánh khóe, giành cho được các hàm Chủ Nhiệm, Nhà Thơ, Nhà Văn hoặc Chủ tịch, Hội trưởng hay là một chức sắc trong các công ty tự phong mà mụ dự đoán sẽ có cạnh tranh gay gắt, bất chính.
Đi chiêu thứ nhất, y thị mở sạp bán chữ không lấy thù lao, cho ra lò một tập giấy duy nhất chỉ MỘT SỐ, và ô hô! tai hai! Danh xưng Chủ nhiệm chưa nổi – đã lụi tàn.
Bày chiêu thứ hai, thành nhà văn, dầu muốn dầu không phải có tác phẩm, cũng cần thời gian, thôi thì đành chọn “mần thơ”, trở thành Nữ Chuẩn Thi Sĩ. Y thị sáng tác những câu văn, lúc 8 chữ, lúc 6 chữ, khi thì 7 chữ, khi thì 9 chữ, lung tung không vần điệu, vung tiền quảng giao bạn văn khắp vùng Đông Bắc Hoa Kỳ nhờ “NHUẬN SẮC”, trong giấc mơ “RA MẮT THƠ”, ngủ dậy thành Thi sĩ, thay chỗ của 1 nhà thơ nữ đã thành danh nhưng là hạt cát trong mắt y thị.
Lại cũng “NỬA ĐƯỜNG ĐỨT CHẾN”, thơ của y thị chỉ là những bài vè không âm luật, khiến người nghe phải “RỘNG LƯỢNG ” lắm, mới đủ dũng khí nghe hết trọn bài.
“CHƯA NỔI TIẾNG, ĐÃ NHIỀU NHIÊU KHÊ” là hệ lụy của bọn trọc phú mua danh. Thiên hạ ngứa mắt, không phải vì ganh tị mà vì chứng kiến những lố bịch của thói đời, trên diễn đàn mạng đã có nhiều tin tức về quảng đời lừng lẫy bốn phương của y thị.
Thì ra, thuở thiếu thời, y thị từng là Gái Nhảy (Cave) trong những quán Bar bình dân tại vùng IV, được y thị giải thích “VÌ CHỮ HIẾU” phải hy sinh, ra điều con nhà nề nếp.
Cái hơn người của y thị là biết khai thác tối đa “LƯNG VỐN TRỜI CHO” của mình, vận dụng hiệu quả tác dụng của “VÀNH NGOÀI BẢY CHỮ, VÀNH TRONG TÁM NGHỀ”, một tị “KIẾN THỨC”, từ từ ngoi lên, “VE SẦU THOÁT XÁC”.
Đời sống cứ thế đi lên, có lúc, y thị cũng giựt được hàm MỆNH PHỤ PHU NHƠN dưới con mắt ngườI đời.
*
Cụ Nguyễn Du mở đầu truyện Kiều bằng 4 câu:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là cợt nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

để kể lại những gian truân, khổ ải của Thúy Kiều ngày xưa, chứng nhân cho lập luận giải thích tư tưởng Tài Mệnh Tương Đố, lại ứng vào cuộc đời của thị. Oái ăm thay! đời Thúy Kiều thì có HẬU, mà đời bà sồn sồn này thì quá VÔ HẬU.
Trên đất Mỹ, y thị, dù nhiều kinh nghiệm vẫn không thoát khỏi vòng hồng nhan đa truân. Theo thời gian, với gần nửa tá “LANG QUÂN DOANH GIA, KHOA BẢNG ĐỦ MÀU” trong nhiều hoàn cảnh “THUẬN MUA VỪA BÁN” “ÁI TÌNH LĂNG NHĂNG” “MÈO MẢ GÀ ĐỒNG” “YÊU ĐƯƠNG LÃNG MẠN”, y thị cũng tạo được một mái ấm gia đình với từng ông chồng chài được. Vừa đôi ngã chia tay ông này, bắt ngay nhịp cầu ông khác là bí quyết gia truyền.
Lần cuối, bất ngờ LÒNG CHỢT BẤT LƯƠNG, y thị giựt chồng, từ tay người khác, đang là “Quan Lang Tỉnh Thành”. Tên này được nhiều người nhận diện, đã có thời theo những nhóm phản động, chống lại chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, bênh vực Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, lúc còn mài quần rách, tại kinh đô ánh sang Phú Lăng Xa, vào những năm của thập niên 60.
*
Mộng thành Thi Sĩ không thành, y thị xâm nhập vào các business tự sướng, thay đổi tính khí, nhỏ nhẹ mua chuộc lòng người qua trình độ Anh ngữ, hiểu biết hạn chế về xã hội, điểm tô thêm vài bài vè mà người nghe phải vận dụng TỪ BI, BÁC ÁI mới gọi rằng, đó là Thơ.
“ĐÁNH CHẾT CÁI NẾT VẪN KHÔNG CHỪA” là lời người xưa muôn đời vẫn còn ý nghĩa. Vững chân rồi, bản chất của một Gái Nhảy lại ló dạng quỷ quyệt hơn, cân nhắc đúng thời, đúng lúc hơn, y thị xài ngôn ngữ cũ, thường mất dạy chửi thề, khi mở đầu câu chuyện.
Ôi thôi, thiên hạ ngán ngẫm đồng ca bài “ANH ĐÃ LẦM ĐƯA EM VÀO ĐÂY” để được nghe ngôn ngữ của bọn đá cá lăn dưa chợ Cá Trần Quốc Toán, bọn du côn, ma cô, dĩ điếm của Gò Vấp, Ngã Ba Chuồng Chó thoát ra từ miệng kẻ giảo hoạt, hổn láo, vô đạo đức dưới võ bọc một Phu Nhân.
Trong giao tế hàn huyên trò chuyện, y thị luôn có thằng chồng VÔ HẠNH song hành, chuyên miệt thị thiên hạ, cặp đôi khốn nạn này luôn văng tục không thương tiếc trong bất cứ trường hợp nào và nơi đâu:

  1. “(tục, không dám viết, bạn đọc điền vào cho đủ nghĩa) … con đó, thằng đó biết gì? chỉ một lũ hám danh” hoặc “ … tụi nó ngu đần, chỉ mình tui làm hết”
  2. Đối với chức sắc: “ … nhìn cái tướng thằng chủ tịt lùn xủn, quê mùa đã gớm rồi” và “ … toàn là bọn ăn tiền trợ cấp nói chuyện hoang đường”.
  3. Huênh hoang công thần tự thị: “ … tui sẽ vận động xây chùa” hay “ … tui sẽ làm nên lịch sử. … ban phát danh dự cho Mr.”
  4. Cùng rất nhiều lời lẽ xúc phạm đến các Tử sĩ, Anh Hùng Dân Tộc của Việt Nam Cộng Hòa.
    Lão Tử chủ trương “VÔ VI XỬ THIÊN HẠ”, y thị thì “CHỬI BỚI TRỊ CỘNG ĐỒNG” để tìm Danh cho riêng mình và giòng họ bên ngoại.

    Múa gậy vườn hoang, tiếng hờn trách im lắng vì cả nể, sợ mất lòng, sợ đụng chạm. Thành công đại thành công.
    Như con Ếch trong nồi nước lạnh, nước từ từ sôi và chết một cách bình lặng. Y thị “tỉnh như người Hà Lội”, nhẹ nhàng hóa thân thành Con Mụ Nặc Nô.
    Nhiều người đều ngậm ngùi chung một suy tư, lấy câu “TRÁNH VOI KHÔNG XẤU MẶT”, “NƯỚC SÔNG KHÔNG PHẠM NƯỚC GIẾNG” vốn là tâm đắc của các chợ phiên ba tháng một lần như là một tiêu chuẩn nghệ thuật để tự sướng cho chính mình.
    Đồng hương tị nạn thành phố đang đau đầu, nhức mắt vì Con Mụ Nặc Nô này.
    Chờ mụ hoàn lương, bớt cái mồm nặc nô hay bắt đầu tẩy chay con mụ?

  5. Đạo Tỳ.

Bài Khác