Châu Á: Hợp lực chống bành trướng bá quyền Trung Cộng

Châu Á: Hợp lực chống bành trướng bá quyền Trung Cộng

July 12, 2019l

Đại-Dương:  Dư luận quốc tế lo sợ xảy ra một cuộc chiến tranh trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) do các hành động quân sự leo thang ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng (TC).

Giới sử gia thế giới ghi nhận đã có 13 cuộc chiến tranh giữa một cường quốc lâu đời và một thế lực mới nổi trong số 16 chiếc “Bẫy Thucydides”.

Image result for chiến tranh mỹ trung

Mối đe doạ chiến tranh Mỹ-Trung trên Biển Nam Trung Hoa cần xét trên hai yếu tố chính: Ý đồ chiến lược và Tương quan lực lượng.

Sau khi lên cầm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã thay đổi chiến lược “Ẩn mình Chờ thời” do Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình khởi xướng từ 1987 để đẩy mạnh việc thực thi “Giấc Mộng Trung Hoa”.

Chủ trương “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” của Tây Phương suốt 40 năm qua đã bị TC lợi dụng tối đa để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới; một lực lượng quân sự hùng hậu và hiện đại suýt soát với Hoa Kỳ, và vượt cả Châu Âu lẫn Nhật Bản; một nền công nghệ đủ sức thách đố siêu cường kỹ thuật Hoa Kỳ; một nền chính trị độc đảng toàn trị đang lan tràn trên địa cầu; một nền toàn-cầu-hoá theo tiêu chuẩn của TC.

Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã nhìn thấy nguy cơ bị TC thống trị toàn diện, nhưng, chưa tìm ra đối sách khả thi, hoặc chỉ lo “mũ ni che tai” càng thúc giục Chủ tịch toàn diện Tập Cận Bình thi hành chính sách bành trướng, bá quyền.

Bắc Kinh hứa thực hiện bất cứ đòi hỏi nào do các tổ chức quốc tế đưa ra. Nhưng, khi đã trở thành hội viên chính thức thì áp dụng luật quốc gia để áp đảo luật pháp và tập tục quốc tế.

TC tham gia với vai trò chính khi soạn thảo và phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhưng, không công nhận thẩm quyền của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) và chẳng tuân hành Phán quyết ngày 12/07/2016 về Đường 9 Đoạn và các thực thể địa lý trên Biển Nam Trung Hoa. Toà đã bác bỏ yêu sách chủ quyền dựa vào “biển lịch sử” của Bắc Kinh, và Biển Nam Trung Hoa không thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào, kể cả các thực thể địa lý.

Bắc Kinh áp dụng chiến thuật “cắt lát Salami” để siêu cường Hoa Kỳ không thể can thiệp bằng quân sự khi các thực thể địa lý của các nhược tiểu Đông Nam Á bị chiếm đóng; hoặc xây các cứ điểm quân sự trên hai Nhóm đảo Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa), và Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa); hoặc tiến hành quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa dù chưa dám tuyên bố Vùng Nhân dạng Phòng không (ADIZ), hoặc kiểm soát tàu bè lưu thông trên hải lộ quốc tế.

Từng bước, từng bước, Bắc Kinh củng cố vị thế chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa và dần dần đẩy ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhằm buộc các quốc gia Đông Nam Á gắn chặt vào số phận của TC.

Bắc Kinh tốn 15 năm nghiên cứu và điều chỉnh luật pháp cho phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để được công nhận là thành viên từ năm 2001. Nhưng, Bắc Kinh chẳng những không tuân thủ toàn bộ quy tắc, luật pháp của Tổ chức mà còn áp dụng luật quốc gia chi phối luật pháp quốc tế nếu mang về lợi nhuận nhiều nhất cho TC.

Do các cường quốc làm ngơ trước chiến lược toàn diện của Bắc Kinh nên các nhược tiểu khắp thế giới đành phải khép nép trước TC.

Image result for Pres. Xi in Military Uniform

Tập Cận Bình trong quân phục duyệt binh

Từ khi lên cầm quyền năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã công khai chỉ trích chính sách bành trướng bá quyền toàn diện của Tập Cận Bình và vạch trần tác hại của chủ nghĩa xã hội đối với thế giới rồi kêu gọi đoàn kết chống lại TC nhằm bảo vệ và duy trì nền văn minh nhân loại.

Hiện thời, Hoa Kỳ và TC tập trung vô số phương tiện chiến tranh hiện đại vào Biển Nam Trung Hoa cứ như sẵn sàng châm ngòi lửa chiến tranh.

Phúc trình Thường niên “Annual Report to Congress: Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2019” gồm ba điểm: (1) Bắc Kinh có ý đồ can thiệp cưỡng bách vào tiến trình chính sách của các quốc gia khác, mặc dầu tuyên bố quan điểm không can thiệp. (2) Đảng Cộng sản Trung Hoa tập trung kiểm soát quân đội, tài chính, kỹ thuật, công nghiệp để phát triển Liên quân có khả năng tác chiến khu vực nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền và quyền-chủ-quyền của TC. Bắc Kinh có thể gây xung đột quân sự từ năm 2035 và Tập Cận Bình muốn 2050 TC trở thành lực lượng quân sự vào hàng đầu thế giới. (3) Cạnh tranh không nhất thiết dẫn tới xung đột nên hai bên cần có kênh liên lạc quân sự để giảm sự tính toán sai.

Tuy được trang bị thêm nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng, Tập Cận Bình vẫn muốn sử dụng chiến thuật “Bất chiến tự nhiên thành” trong Binh pháp Tôn Tử bằng cách ưu tiên đạt được các mục tiêu chính trị trong khi cố tránh giao chiến với Hoa Kỳ.

Bắc Kinh điên đầu vì không thao túng được Tổng thống Trump như từng thành công dễ dàng với Tổng thống Barack Obama nên rơi vào thế bị động.

Hoa Kỳ đã điều động Lực lượng Phòng vệ Duyên hải (Coast Guard) đến Biển Nam Trung Hoa để đương đầu với Lực lượng Chấp pháp và Dân quân Biển của TC mà các nước ven biển này không đủ sức đương đầu.

Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, USS Ronald Reagan và Hải đội Hàng không mẫu hạm JS Izumo của Nhật Bản đã thao dượt chung trên Biển Nam Trung Hoa hai lần trong tháng 6 liên quan đến phối hợp tác chiến trên biển và săn tàu ngầm.

Nhằm tránh bị radar của Mỹ theo dõi nên Bắc Kinh đã đưa hoả tiễn DF-26, mệnh danh “sát thủ hàng không mẫu hạm”, đến vùng Nội Mông cách Hoàng Sa 2,000 dặm. Bắc Kinh khoe DF-26 có tầm bắn 2,500 dặm, mang đầu đạn nặng 4,000 cân Anh, lại xa tầm giám sát của radar Mỹ nên dễ xơi tái một chiếc hàng không mẫu hạm cùng vài tàu hộ tống. Sự thật hoả tiễn SM-5 được trang bị trên các khu trục hạm, tuần dương hạm Mỹ có thể hạ vào lúc DF-26 tăng tốc và ở giai đoạn chót. Độ lệch của DF-26 từ 500 đến 1,000 bộ (feet) và sự di chuyển của mục tiêu khiến giới chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng thành công của DF-26.

Cuộc đụng độ quân sự Mỹ-Trung, nếu xảy ra trong tương lai, chỉ liên quan đến biển cả và không trung. Dù cho Bắc Kinh có thủ đắc 3 Hải đội Hàng không mẫu hạm đi nữa, cộng thêm Hạm đội Viễn Đông của Nga cũng khó chiếm thượng phong trước một lực lượng Hải Quân hùng hậu của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu vốn dạn dày kinh nghiệm hải chiến và không-hải chiến.

Image result for chiến dịch Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Anh và Pháp phối hợp thành lực lượng Châu Âu cam kết vào sự ổn định ở Châu Á khi tăng cường các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì “nước Pháp là một phần của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có lãnh thổ và một số đảo với 1.6 triệu cư dân”.

Tokyo chính thức tuyên bố hai chiếc Khu trục hạm Trực thăng được tân trang thành Hàng không mẫu hạm trang bị Tiêm kích cơ lên thẳng F-35B, đồng thời đặt hàng 105 chiếc F-35 A lẫn B là quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ có Phi đoàn F-35 lớn nhất.

Cựu Thiếu tướng Không Quân, David R. Stilwell được bổ nhiệm vào chức Thứ trưởng Ngoại giao Phụ trách vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương từ ngày 20/06/2019. Ngày 11 tháng 7, Ông thực hiện chuyến công du Đông Á đầu tiên trong 5 ngày qua các quốc gia đồng minh Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan, kể cả 2 ngày tham dự Đối thoại Chiến lược Song phương Mỹ-Phi lần thứ tám (BSD).

Hôm 9 tháng 7, Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte kêu gọi Hoa Kỳ đưa Đệ thất Hạm đội vào Biển Nam Trung Hoa để đẩy TC ra khỏi khu vực tranh chấp và hứa “Tôi sẽ đi cùng người Mỹ đến đó trước và nói: Được rồi, hãy đánh bom mọi thứ!”. Duterte đã quay lưng sau hơn 3 năm ve vãn Tập Cận Bình mà chẳng được gì, ngoài chịu thiệt thòi.

Lực lượng quân sự của TC chưa chứng minh được hiệu lực trên biển cả, không trung, chỉ hợp tác với ông bạn Nga không-đáng-tin nên giống như đoàn Sơn Đông Mãi võ để bán cao đơn hoàn tán!

Chính phủ Trump đẩy mạnh việc bán vũ khí tối tân cho các quốc gia trong khu vực Đông Á nhằm giải quyết bài toán kinh tế mà còn nhắm vào chiến thuật cô lập TC.

Dù muốn hay không, các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng phải chọn bên để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

US-China Competition and Cooperation: The Long View (Diplomat)

Australia Tracks Chinese Warship Headed Toward US-Australia War Games (Epoch Times)

Japan’s Aegis Ashore System Hits a Roadblock: Domestic Politics (Diplomat)

China vs. America in the South China Sea is a Missile Stand-Off. Who Would Win? (National Interest)

China Likely Tested Missiles That Can Kill Aircraft Carriers in the South China Sea (National Interest)

What Can Malaysia Do With 2 Submarines? (Diplomat)

France Trumpets Renewed Commitment to Stability in Indo-Pacific (Diplomat)

US-China Competition and Cooperation: The Long View (Diplomat)

Let’s Bomb Everything’: Philippines President Duterte Urges U.S. To Declare War on China (MSN)

Bài Khác