Hong Kong: Vì sao luật dẫn độ ‘chết’ ảnh hưởng xấu tới kinh doanh?

Hong Kong: Vì sao luật dẫn độ ‘chết’ ảnh hưởng xấu tới kinh doanh?

Karishma Vaswani

Công tác viên kinh doanh Châu Á

  • 1 giờ trước
Cộng đồng doanh nhân tại Hong Kong lo ngại tình trạng giằng co giữa chính phủ và người biểu tình
Image captionCộng đồng doanh nhân tại Hong Kong lo ngại tình trạng giằng co giữa chính phủ và người biểu tình

Nhiều đại gia tại Hong Kong đã yêu cầu chuyển tài khoản sang Singapore và nhiều công ty xem xét chuyển trụ sở sang nước khác.

Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam, cho biết trong tuần này rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã “chết”.

Lời bình luận này khiến các doanh nhân, vốn lo ngại hậu quả gây ra do luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, thở phào.

Việt Nam có thể có một Joshua Wong hay không?

Carrie Lam: Dự luật dẫn độ ‘đã chết’

Ẩu đả tại những bức ‘tường Lennon’ khắp Hong Kong

Họ lo ngại rằng những thay đổi mà luật dẫn độ mang lại sẽ làm tổn thương quyền tự chủ vốn giúp Hong Kong trở thành một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất châu Á.

Nhưng những người biểu tình vẫn không được thuyết phục và họ muốn dự luật dẫn độ phải chính thức bị bãi bỏ.

Do đó, thế giằng co giữa chính phủ và người biểu tình có thể sẽ tiếp tục, gây ra rủi ro mới cho danh tiếng quốc tế của Hong Kong như một nơi hấp dẫn kinh doanh.

“Có một cảm giác kỳ lạ rằng có một khoảng cách lớn giữa chính phủ và người biểu tình,” Tara Joseph, chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hong Kong, nói với tôi.

“Nền kinh tế địa phương bị giáng một cú mạnh trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung – các cuộc biểu tình lại bồi thêm nhát nữa. Điều vô cùng quan trọng là có một số kết luận về điều này.”

Thật vậy, đã có những dấu hiệu cho thấy mọi người đang ngày càng lo lắng ở trung tâm tài chính lâu đời nhất châu Á này.

Cuộc di cư của người và tiền?

Bất ổn liên quan tới dự luật dẫn độ khiến giới đầu tư ở Hong Kong xem xét lại các lựa chọn của họ
Image captionBất ổn liên quan tới dự luật dẫn độ khiến giới đầu tư ở Hong Kong phải xét lại các lựa chọn của họ

Có những bằng chứng mắt thấy tai nghe về việc những người giàu có ở Hong Kong đang phải xem xét các lựa chọn của họ.

David Lesperance, một luật sư di trú, nói:

“Tôi chắc chắn đã thấy có sự tăng đột biến về các yêu cầu thêm thông tin từ các đại gia Hong Kong đang tìm cách bảo đảm quyền cư trú hoặc quyền công dân ở những nơi khác trên thế giới”.

Ông Lesperance nói nhiều đại gia ở Hong Kong đã lo lắng một thời gian rồi.

Nhưng những tranh cãi gần đây xung quanh dự luật dẫn độ, các cuộc biểu tình và sự kiện người biểu tình tràn vào hội đồng lập pháp, đã thực sự thúc đẩy họ hành động, ông nói.

“Mọi người sẽ tăng cường các kế hoạch dự phòng bằng việc mua lại quyền công dân, thông qua đầu tư hoặc nhập tịch,” ông Lesperance nói.

“Tôi có thể xác nhận điều này chắc chắn đang xảy ra.”

Các khách hàng của các ngân hàng tư nhân cũng đang thực hiện các yêu cầu chuyển tài khoản sang Singapore và một số ngân hàng tư nhân nói với tôi rằng một con số kỷ lục khách hàng đã làm vậy.

Tuy nhiên, các ngân khác nói rằng chỉ có một tỷ lệ nhỏ khách hàng của họ lo lắng.

Một số người trong cộng đồng doanh nghiệp cho biết phí bảo hiểm rủi ro khi hoạt động tại Hong Kong cũng đã tăng lên.

Một số công ty được cho là đang tích cực tìm hiểu việc chuyển trụ sở đi nơi khác, họ nói, mặc dù chưa có bằng chứng chính thức nào về điều đó.

Luật dẫn độ

Dựa trên việc dự luật dẫn độ chỉ bị bảo là “chết” chứ chưa chính thức được bãi bỏ, các chuyên gia cho rằng các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục.

Các cuộc tuần hành đã được lên kế hoạch cho những tuần tới và người biểu tình nói rằng sẽ không dừng lại cho đến khi mọi yêu cầu của họ được đáp ứng.

Nhưng các luật sư chắc chắn rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi sẽ không bao giờ được thực thi.

Đàm phán mật về Hong Kong: 5 điều cần biết

TQ đổ tội cho phương Tây về biểu tình Hong Kong

Biểu tình chống TQ: Giới trí thức Hong Kong nghĩ gì, làm gì?

Antony Dapiran, một luật sư và tác giả cuốn Thành phố của biểu tình, nói: “Có vẻ như đây là việc giữ thể diện cho Carrie Lam và tránh bị nhìn nhận như là họ phải nhượng bộ trước những yêu cầu của người biểu tình. Đó là lý do tại sao bà ấy không sử dụng từ ‘bãi bỏ’.

“Không có kế hoạch bí mật nào để lại bàn thảo về dự luật. Không chỉ bởi vì các đảng chính trị ủng hộ Bắc Kinh, những người về lý thuyết cần thông qua dự luật này trong quốc hội, vô cùng khó chịu vì những gì đã xảy ra. Không có ý chí chính trị nào để thông qua luật này.”

Không tốt cho kinh doanh

Ngành du lịch đi xuống kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, theo dân địa phương
Image captionNgành du lịch đi xuống kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, theo dân địa phương

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình trên đường phố dự kiến sẽ tiếp tục và những điều này đã có tác động đến việc kinh doanh tại Hong Kong.

“Du lịch đã giảm 5-10% cho đến nay [kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu],” Allan Zeman, một doanh nhân Hong Kong và người sáng lập quận thương mại đêm nổi tiếng của Hong Kong Lan Kwai Fong, nói với tôi.

“Kinh doanh bán lẻ đi xuống, nhiều cửa hàng bán lẻ nơi người biểu tình từng tới đã đóng cửa. Kinh doanh bị mất ổn định.”

Nhưng tình hình này có thể bị giới hạn.

Trước đây, các cuộc biểu tình lớn tương tự không có tác động lớn đến nền kinh tế, ông Zeman nói.

“Phong trào Dù Vàng từng biểu tình trong 79 ngày tại Hong Kong và thành phố này đã hồi phục và hoạt động trở lại,” ông Lan Kwai Fong nói với tôi.

“Vấn đề ở đây là các nhức nhối xã hội – nhà ở và làm thế nào để giảm giá. Nếu cuộc sống của bạn tốt, thì bạn sẽ yêu chính phủ và Trung Quốc. Nếu tiền thuê nhà của bạn cao, bạn sẽ đi biểu tình.”

Mối đe dọa 2047

Sự sống còn về kinh tế của Hong Kong phụ thuộc vào việc họ tự trị và độc lập với Trung Quốc – một tình huống khó khăn mà ông Zeman nói rằng Trung Quốc nhận thức rõ và sẽ không sẵn sàng mạo hiểm.

Nhưng nhiều người trong cộng đồng doanh nhân nói với tôi rằng sự liên quan và tương lai kinh tế của Hong Kong cũng xoay quanh việc nó là cửa ngõ vào đại lục – một sự cân bằng khó khăn để tấn công đặc biệt đối với những người dân ngày càng quan tâm đến tự do.

“Tôi phải già đi ở đây, nuôi con ở đây. Ảnh hưởng của Trung Quốc đang trở nên mạnh mẽ hơn hết”, Naomi Ho, một nhà hoạt động 25 tuổi, nói. “Năm 2047 đang đến rất gần. Nếu chúng tôi không làm gì bây giờ, Hong Kong có thể trở thành một thành phố khác của Trung Quốc.”

2047 là năm mà Luật cơ bản của Hong Kong kết thúc, và những gì sẽ xảy ra với quyền tự trị của Hong Kong theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” vẫn còn mù mờ.

Theo Luật cơ bản, có từ khi Vương quốc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997, người Hong Kong được đảm bảo một mức độ tự chủ và tự do mà Trung Quốc đại lục không có. Chẳng hạn, Hong Kong có một cơ quan tư pháp độc lập và có quyền biểu tình.

Cộng đồng quốc tế cũng đang dõi theo Hong Kong.

Trong một báo cáo năm 2018, Ủy ban Châu Âu cho biết nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” của Hong Kong là nền tảng cho thành công về kinh tế của lãnh thổ này, và rằng châu Âu có “mối lo ngại chính đáng về việc quyền tự trị của Hong Kong và sức hấp dẫn của nó như một trung tâm tài chính quốc tế có dược duy trì lâu dài hay không”.

Một trong những thực tế rõ ràng mà sự bế tắc chính trị hiện nay mang lại là thời điểm năm 2047 đang đến rất gần.

Đối với nhiều người trẻ tuổi biểu tình trên đường phố mà tôi gặp ở Hong Kong, mối đe dọa về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc là một rủi ro quá lớn để bỏ qua.

Và đó là câu hỏi hóc búa cho Hong Kong.

Hong Kong cần phải cân bằng sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc với nhu cầu và mong muốn của giới trẻ – những người không thấy tương lai kinh tế trong việc chấp nhận rằng Bắc Kinh sẽ kiểm soát nhiều hơn.

Bài Khác